Người Trung Quốc có câu: “Trên có Thiên Đàng, dưới có Tô Hàng” nhằm diễn tả vẻ đẹp không gì sánh được của Tô Châu và Hàng Châu. Hay câu nói của Tô Đông Pha: “Đến Tô Châu mà không ghé Hổ Khâu thì thật đáng tiếc” càng khiến cho du khách khi đến Tô Châu (nay là tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) không thể không tới thăm ngọn núi Hổ Khâu nổi tiếng huyền bí.
Điều khiến núi Hổ Khâu trở lên thu hút chính là những câu chuyện bí ẩn lăng mộ nghìn năm tuổi Hạp Lư.
Vào khoảng thời gian 771 - 476 trước công nguyên hay còn gọi thời kỳ Xuân Thu của Trung Quốc, Ngô Hạp Lư (vị vua thứ 24 của nước Ngô) sai Chuyên Chư ám sát Ngô vương Liêu, sau đó xưng vương và trở thành một trong những Xuân Thu Ngũ Bá.
Sau khi Hạp Lư qua đời, con trai ông chiêu mộ 100.000 công nhân đào hồ, đắp đất thành gò để xây dựng lăng mộ. Sinh thời Hạp Lư rất yêu thích bảo kiếm, vậy nên con trai thu thập 3.000 thanh kiếm nổi tiếng từ khắp nơi. Trong đó gồm những “thần kiếm” có một không hai như Biển Chư và Ngư Trường. Người này đêm chôn cất chúng cùng với cha mình, vì vậy nơi đây còn được gọi là "hồ Kiếm".
Tương truyền, ba ngày sau khi chôn cất Hạp Lư, một luồng ánh sáng bay lên trời biến thành con hổ trắng cố thủ trên núi. Do đó ngọn núi này được đặt tên là Hổ Khâu.
Để ngăn chặn việc trộm mộ, Phù Sai - con trai của vua Ngô Hạp Lư cho người lấp đầy nước vào hồ Kiếm. Trong hàng ngàn năm qua rất nhiều ý kiến khác nhau về số lượng kho báu trong lăng mộ của Hạp Lư.
Dựa trên những ngôi mộ cổ được khai quật của nước Ngô vào thời Xuân Thu, người ta nhận định rằng đồ tùy táng được chôn ở đây còn có số lượng lớn và chất lượng tốt hơn.
Lịch sử Trung Quốc từng ghi chép lại, người đầu tiên cho đào lăng mộ Hạp Lư là Việt Vương Câu Tiễn. Sau khi chinh phạt nước Ngô, vì thèm muốn kho báu trong mộ nên ông ta bí mật cử người đào mộ, nhưng không tìm được đường vào nên từ bỏ.
Vài trăm năm sau, Tần Thủy Hoàng đến đây trong một chuyến du hành. Nghe nói trong lăng mộ Hạp Lư có thanh kiếm Ngư Trường nổi tiếng nên muốn khai quật ngôi mộ. Các quan đi cùng can ngăn nên vua Tần đành phải gạt bỏ ý định lấy kiếm.
Hầu hết các hoàng đế và anh hùng của các triều đại đều quan tâm đến kho báu được cất giấu trong lăng mộ của Hạp Lư ở núi Hổ Khâu. Tuy nhiên, họ ít dám khai quật, một phần vì lý do không ai muốn trở thành kẻ tội đồ đào mồ chôn xác, để lại tiếng xấu trong sử sách.
Cho đến năm 1960, sau khi hồ cạn kiệt do phải hút cạn nước để sửa chữa, người ta phát hiện ra một hang động nhỏ bí ẩn chỉ đủ để một người đi qua. Cuối hang xuất hiện một cổng đá gồm ba phiến đá.
Theo phân tích của chuyên gia, cánh cổng này là lối vào lăng mộ vua Ngô Hạp Lư. Tuy nhiên vào thời điểm đó các bộ phận liên quan không có ý định đào sâu tìm hiểu.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống