Bản tin Năng lượng xanh: Việc phát triển năng lượng gió ngoài khơi của Mỹ có thể đảm bảo độ tin cậy cho lưới điện Bờ Đông

 
Bản tin Năng lượng xanh: Việc phát triển năng lượng gió ngoài khơi của Mỹ có thể đảm bảo độ tin cậy cho lưới điện Bờ Đông

Việc phát triển năng lượng gió ngoài khơi của Mỹ có thể đảm bảo độ tin cậy cho lưới điện Bờ Đông

Theo trích dẫn Nghiên cứu truyền tải năng lượng gió ngoài khơi Đại Tây Dương, DOE cho biết việc này sẽ giúp truyền tải năng lượng gió ngoài khơi để cung cấp năng lượng cho các khu vực có nhu cầu cao và giảm tắc nghẽn lưới điện, tăng độ tin cậy của hệ thống, cắt giảm điện năng và truyền tải điện từ vùng có giá thấp hơn đến vùng có giá cao hơn, giảm chi phí cho người tiêu dùng.

Nghiên cứu lưu ý rằng sau năm 2030, việc liên kết chiến lược các dự án năng lượng gió thông qua mạng lưới truyền tải ngoài khơi sẽ giúp giảm chi phí sản xuất điện và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer M. Granholm cho biết: “Năng lượng gió ngoài khơi hiện đang cung cấp năng lượng cho hơn một trăm nghìn ngôi nhà dọc theo bờ biển phía đông, có tiềm năng phát triển và nâng cao hơn nữa độ tin cậy của lưới điện cũng như giảm nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn”.

Những kết luận từ nghiên cứu này ủng hộ mục tiêu của Chính quyền Tổng thống Biden là đạt được 30 gigawatt năng lượng gió ngoài khơi vào năm 2030 và mở ra lộ trình đạt tới 110 GW trở lên vào năm 2050.

Theo các nhà dự báo và người trong ngành, năm ngoái, mục tiêu của Tổng thống Mỹ Joe Biden là triển khai 30.000 megawatt gió ngoài khơi dọc theo bờ biển nước Mỹ trong thập kỷ này là không thể đạt được do chi phí tăng cao và sự chậm trễ của chuỗi cung ứng.

DOE trước đó đã nói rằng Mỹ cần tăng hơn gấp đôi công suất lưới điện để hiện thực hóa các mục tiêu về khí hậu của Tổng thống Joe Biden, bao gồm cả việc đạt được 100% điện sạch vào năm 2035

Ngành điện gió của Đức hoan nghênh nguồn tài trợ cảng tiếp nhận năng lượng gió ngoài khơi của Chính phủ Đức

Tổ chức Năng lượng gió ngoài khơi Đức cho biết quyết định của Chính phủ Đức tài trợ cho việc mở rộng một cảng tiếp nhận năng lượng gió ngoài khơi là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu mở rộng năng lượng gió trên biển.

Trong một tuyên bố gần đây, tổ chức này cho biết họ hoan nghênh động thái của Chính phủ Đức nhằm đóng góp vào chi phí mở rộng cảng tiếp nhận tại Cảng Cuxhaven, trên bờ Biển Bắc.

Đài phát thanh North Germany cho biết, cùng với bang Lower Saxony và ngành công nghiệp cảng tư nhân, Chính phủ Đức đã đồng ý tài trợ cho việc mở rộng cảng tiếp nhận ngoài khơi rộng 30 ha (74 mẫu Anh), với chi phí khoảng 300 triệu euro (324,15 triệu USD).

Theo tổ chức Năng lượng gió ngoài khơi Đức, Người phát ngôn của các bộ trong Chính phủ về các vấn đề kinh tế và bảo vệ khí hậu, kỹ thuật số và giao thông vận tải, cho biết việc mở rộng Cảng Cuxhaven là một dự án trọng tâm nhằm mở rộng năng lượng tái tạo.

Hiệp hội năng lượng BWE của Đức đã kêu gọi Chính phủ tính đến chi phí mở rộng trong chiến lược cảng quốc gia để đáp ứng các kế hoạch chuyển đổi năng lượng của đất nước.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Volker Wissing tuần này cho biết chính phủ liên bang cam kết chịu trách nhiệm đối với các cảng, bao gồm cả về mặt tài chính.

Tổ chức Năng lượng gió ngoài khơi Đức ước tính rằng sẽ cần thêm tới 200 ha diện tích công suất lớn vào cuối thập kỷ này để xây dựng các trang trại gió mới ngoài khơi. Con số này tương ứng với 270 sân bóng đá.

Nhà máy năng lượng mặt trời của Ả Rập Xê-út ở Maroc gặp sự cố với chi phí ước tính 47 triệu USD

Công ty năng lượng tái tạo ACWA Power International đã báo cáo sự cố tại một trong những nhà máy năng lượng mặt trời của họ ở Maroc hôm Chủ nhật (24/3).

Theo một tuyên bố của công ty trên trang web của Sở giao dịch chứng khoán Ả Rập Xê-út, sự cố này sẽ khiến công ty thiệt hại ước tính khoảng 47 triệu USD. Nhà máy Noor III công suất 150 megawatt, một phần của tổ hợp năng lượng mặt trời Noor Ouarzazate, sẽ không hoạt động cho đến tháng 11/2024 do sự cố này.

Đây không phải là sự cố đầu tiên tại Nhà máy Năng lượng Điện mặt trời Tập trung (CSP). Theo các nguồn tin của Reuters, mùa hè năm 2021, sự cố xảy ra đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất trong một năm. Công ty đảm bảo rằng họ sẽ giải quyết được vấn đề và đang xem xét xây dựng một cơ sở lưu trữ năng lượng mới.

Reuters đưa tin, một báo cáo năm 2020 của Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường Maroc (CESE) đã khuyến nghị từ bỏ hoàn toàn CSP do chi phí cao so với năng lượng quang điện và năng lượng gió.

Mục tiêu của Maroc là đạt được 52% công suất lắp đặt từ năng lượng tái tạo vào năm 2030, tăng so với mức 37,6% hiện tại. Nước này đang tụt hậu về năng lượng mặt trời, với chỉ 831 megawatt (MW) được lắp đặt cho đến nay, trong số 2.000 MW dự kiến ​​ban đầu cho năm 2020. Năng lượng gió đã giúp bù đắp phần nào sự thiếu hụt./.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống