Cuộc chiến công nghệ AI: “Đừng đùa” với Apple

 

Trong thời gian gần đây, người ta đang được chứng kiến một cơn sốt trí tuệ nhân tạo thực sự. Những “gã khổng lồ” trong làng công nghệ như Google, Micorsoft, Meta và Amazon không thể ngừng nói về các khoản đầu tư vào AI của họ, cho dù đó là trong các cuộc gọi thu nhập hay thông báo về sản phẩm mới.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) đang là những trọng tâm chính của Apple.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) đang là những trọng tâm chính của Apple.

Nhưng, có một điều rất khác khi một nhà lãnh đạo ngành lớn nhất lại có xu hướng vắng mặt trong những cuộc trò chuyện như vậy, đó chính là Apple. Trên thực tế, đang có một khoảng cách giữa những tiết lộ công khai của Apple và những nỗ lực nội bộ của gã khổng lồ công nghệ.

Theo công ty nghiên cứu thị trường PitchBook, kể từ năm 2017, Apple đã là người mua hàng đầu các công ty về trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML). Cuộc mua sắm AI của Apple cho thấy công nghệ này thực sự là cốt lõi cho tương lai của các sản phẩm tiêu dùng của công ty, từ iPhone cho đến MacBook.

“Gã khổng lồ” xứ Cupertino đã mua 21 công ty khởi nghiệp AI kể từ năm 2017, gần gấp đôi con số mà Microsoft và Meta đã mua. Trong khi đó, một công ty tư vấn toàn cầu khá lạ lẫm là Accenture cũng đã mua 19 cổ phiếu, chỉ xếp thứ hai sau Apple.

Hàng loạt các công ty khởi nghiệp AI đã nằm trong tay của Apple.
Hàng loạt các công ty khởi nghiệp AI đã nằm trong tay của Apple.

Khi được hỏi tại sao Apple lại tránh thảo luận về các khoản đầu tư AI của mình trong cuộc gọi hội nghị với các nhà đầu tư và nhà phân tích vào tháng 8, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết: “Chúng tôi có xu hướng công bố mọi thứ khi chúng được tung ra thị trường và đó là thời điểm của chúng tôi”.

Thực sự, Apple luôn là một kẻ “nói ít làm nhiều” hoặc là “làm rồi mới nói”, điều đó xem ra là trái ngược hoàn toàn với Microsoft và Google, những người luôn công khai về mọi thông báo về một số sản phẩm AI mới, một phần vì họ muốn phản hồi theo thời gian thực để cải thiện sản phẩm của mình, một phần cũng là những chiến dịch quảng bá rầm rộ cho những chiến lược trong tương lai.

Apple đã mua những công ty AI nào?

Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo thực sự chính là trọng tâm trong chiến lược của Apple, nhằm tích hợp AI trở thành một phần của các thiết bị và dịch vụ hỗ trợ của hãng.

Đó chính là những mảnh ghép hoàn hảo cho hệ sinh thái ứng dungjcuar Apple.
Đó chính là những mảnh ghép hoàn hảo cho hệ sinh thái ứng dungjcuar Apple.

Apple đang ưu tiên sự riêng tư của người dùng hơn là khả năng chuyển toàn bộ dữ liệu lên nền tảng lưu trữ đám mây để huấn luyện các thuật toán với bộ dữ liệu lớn hơn. Công ty cũng đang khuyến khích sử dụng nền tảng học máy Create ML độc quyền của hãng để tạo ra các ứng dụng chỉ hoạt động trên các thiết bị của Apple, từ đó mang lại sự riêng biệt cho hệ sinh thái ứng dụng của Apple.

Theo PitchBook, trong những năm gần đây, Apple đã mua lại các công ty khởi nghiệp AI tập trung vào công nghệ xe tự lái, thiết kế giọng nói, tạo nhạc và nhận dạng hình ảnh.

Trong số các thương vụ mua lại các công ty khởi nghiệp AI lớn nhất bao gồm thương vụ Drive.ai, nhà phát triển công nghệ xe tự lái với giá 77 triệu USD, thương vụ mua lại công ty PullString, Nhà phát triển công cụ trợ lý giọng nói AI với giá 44 triệu USD, thương vụ mua lại Laserlike, nhà cung cấp công cụ tìm kiếm nội dung trực tuyến với giá 20 triệu USD và thương vụ mua lại Vilynx, nhà phát triển công cụ phân tích video với giá 16 triệu USD vào năm 2020…

Có thể thấy, các khoản đầu tư này phù hợp với việc Apple triển khai các tính năng iPhone mới như giọng nói cá nhân, nơi người dùng có thể tạo giọng nói nhân tạo nghe giống họ và thư thoại trực tiếp, bản ghi tin nhắn theo thời gian thực.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã làm rõ rằng những tính năng này có thể thực hiện được nhờ AI và học máy trong cuộc gọi hội nghị với các nhà đầu tư và nhà phân tích vào tháng 8, đồng thời nhấn mạnh rằng công ty đã nghiên cứu về AI trong nhiều năm.

Rõ ràng, phong cách của Apple luôn trái ngược với phong cách của Microsoft và Google, những người rất công khai về các sản phẩm AI, nhưng lại khá thận trọng trong việc mua lại. Brendan Burke, nhà phân tích tại PitchBook, cho biết, M&A đã tỏ ra khó khăn do sự giám sát chống độc quyền ngày càng tăng, vì vậy các công ty này tìm cách hợp tác với các công ty khởi nghiệp thay vì mua lại hoàn toàn.

Ngoài ra, điểm cạnh tranh lớn nhất của Apple là nằm ở khả năng tích hợp AI với phần cứng và tôn trọng quyền riêng tư của người dùng hơn các đối thủ cạnh tranh, mang lại cho hãng lợi thế tiềm năng trong một lĩnh vực ngày càng đông đúc người chơi. Và trong khi chúng ta chờ đợi những động thái tiếp theo của Apple, tương lai của hãng trong lĩnh vực AI vẫn là một không gian thú vị để theo dõi.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống