Nhu cầu về điện của Hoa Kỳ dự báo tăng mạnh trong vài thập kỷ tới |
Cuộc thăm dò khảo sát Deloitte
Để tìm hiểu triển vọng và quan điểm của các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực điện lực và tiện ích, hãng kiểm toán Deloitte đã thực hiện một cuộc thăm dò khảo sát với hơn 50 giám đốc điều hành và các lãnh đạo cấp cao khác của ngành điện lực và công ty tiện ích của Hoa Kỳ trong tháng 10/2023 vừa qua. Kết quả là cuộc thăm dò cuộc khảo sát đã thu thập thông tin chi tiết từ những người trả lời trong các phân khúc phát điện, truyền tải và phân phối điện.
Sau đây, xin trân trọng giới thiệu với độc giả nội dung dự báo của hãng Deloitte về triển vọng ngành điện lực và công ty tiện ích của Hoa Kỳ năm 2024 để tham khảo.
Hiện ngành điện lực và các công ty tiện ích của Hoa Kỳ có thể sẽ tìm cách khai thác các chính sách, công nghệ đổi mới sáng tạo và đổi mới thị trường khi lĩnh vực này chuyển hướng trong bối cảnh ngày càng phát triển của các cơ hội, sự phức tạp và cả sự thách thức.
Năm 2023 vừa qua, ngành công nghiệp điện lực và công ty tiện ích của Hoa Kỳ đã nâng mức tiêu chuẩn loại bỏ carbon, triển khai sản xuất phá vỡ mức kỷ lục năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng về công suất, đồng thời tăng cường độ tin cậy và tính linh hoạt của hệ thống mạng lưới điện quốc gia với sự hỗ trợ tích cực từ các quy định luật lệ về ứng phó với biến đổi khí hậu và năng lượng sạch mang tính bước ngoặt. Tất cả những điều này có thể vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2024. Tuy vậy, các yếu tố cơ bản của ngành công nghiệp này vẫn diễn ra không đồng đều, với doanh số bán điện dự kiến giảm khoảng 1,2% vào cuối năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn là do thời tiết mùa đông năm 2023 khá ôn hòa hơn. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng bắt đầu được nới lỏng nhưng tình trạng thiếu hụt sắt thép, nhôm, máy biến áp cũng như các thành phần và vật liệu vật tư khác vẫn có thể làm gián đoạn ngành công nghiệp này và làm gia tăng chi phí sản xuất điện.
Trong năm 2023, giá điện bán buôn giảm ở nhiều khu vực trong nước do chi phí khí đốt tự nhiên để phát điện giảm khoảng 53% so với năm trước đó. Tuy vậy, không phải tất cả các công ty tiện ích đều mua điện trên thị trường bán buôn và chi phí nhiên liệu chỉ là một phần trong hóa đơn tiền điện của khách hàng, do đó, việc giá cả biến động có thể không có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Trong khi đó, chi tiêu vốn cao kỷ lục trị giá gần 171 tỷ USD vào năm 2023 cho các công ty điện và khí đốt lớn nhất nhằm hiện đại hóa và loại bỏ carbon trong hệ thống mạng lưới điện, kết hợp với yêu cầu chi tiêu mạnh mẽ trong tương lai và lãi suất tăng, tất cả đều có thể tác động lên mức tăng áp lực lên hóa đơn tiêu thụ điện của khách hàng. Việc gia tăng chi phí cho việc khắc phục thảm họa do thời tiết cực đoan, tác động của biến đổi khí hậu và phòng chống cháy rừng cũng như các chương trình an ninh vật lý và mạng là các biện pháp an ninh được thiết kế để từ chối truy cập trái phép vào các cơ sở, thiết bị và tài nguyên cũng như để bảo vệ nhân viên và tài sản khỏi bị hư hại hoặc tổn hại, đều cũng có thể góp phần làm tăng thêm chi phí sản xuất điện mà cuối cùng chúng thường được chuyển sang hóa đơn cho khách hàng. Do vậy, mặc dù chi phí nhiên liệu thấp hơn song giá điện bán lẻ trung bình của Hoa Kỳ được dự báo sẽ tăng 1,9% vào cuối năm 2023 so với năm 2022. Đối với phân khúc dân cư, mức tăng giá điện hằng năm có thể còn cao hơn, ước tăng khoảng 4,7% và sau đó là tăng khoảng 10% vào năm 2022.
Trong năm 2024, giá điện dự kiến sẽ ổn định và doanh số bán điện dự kiến sẽ tăng khoảng 2% trong khi những khó khăn trong chuỗi cung ứng có thể sẽ tiếp tục được giải quyết. Động lực cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch có thể sẽ kéo dài đến năm 2024, dựa trên nhiều động lực khác nhau.
- Một nhóm các công ty điện lực hàng đầu của Hoa Kỳ đã cam kết cắt giảm 80% lượng khí thải carbon vào năm 2030, rút ngắn thời hạn hơn so với mục tiêu “không có khí thải carbon vào năm 2050” mà nhiều kịch bản đã công bố trước đó.
- Nhân kỷ niệm năm đầu tiên đạo luật Giảm thiểu lạm phát (IRA) có hiệu lực (8/2023), các nhà đầu tư đã lên kế hoạch đầu tư ít nhất 122 tỷ USD vào các dự án sản xuất điện bằng năng lượng sạch và hơn 110 tỷ USD vào dự án sản xuất năng lượng sạch mới để phát triển chuỗi cung ứng trong nước với tốc độ không chậm dần lại.
- Trong năm 2023, trên cơ sở đạo luật Việc làm và đầu tư cơ sở hạ tầng (IIJA), nhiều khoản đầu tư trị gia hàng tỷ đô la khác cũng đã được trao cho các dự án để đảm bảo độ tin cậy và khả năng phục hồi của hệ thống mạng lưới điện, phát triển chuỗi cung ứng pin và các chương trình xe điện (EV) cũng như hiệu quả sử dụng năng lượng, v.v. sẽ được triển khai trong năm tới đây.
- Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự kiến việc lắp đặt năng lượng mặt trời ở quy mô tiện ích vào năm 2023 sẽ tăng công suất hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022 lên mức kỷ lục 24 gigawatt (GW), và bổ sung thêm 36 GW nữa trong năm 2024. EIA dự báo tỷ lệ điện năng lượng tái tạo sẽ tăng từ 22% (2023) lên gần 25% (2024).
- Dung lượng lưu trữ pin tích lũy trên quy mô lưới điện của Hoa Kỳ tăng gần gấp đôi, lên khoảng 18 GW (2023) và có thể đạt 32 GW (2024), góp phần bổ sung thêm tính linh hoạt quan trọng để giúp quản lý sự biến đổi của năng lượng tái tạo.
- Xe điện EV chiếm 9% tổng số xe ô-tô mới bán ra trong ba quý đầu năm 2023 và có thể sẽ lần đầu tiên cán mốc một triệu chiếc xe ô-tô bán ra mỗi năm vào cuối năm 2023. Một số mẫu xe điện EV đã đạt mức giá ngang bằng với xe ô-tô chạy bằng xăng mà một số nghiên cứu chỉ ra việc xe điện EV có thể báo hiệu việc sẽ được áp dụng rộng rãi.
- Các công ty điện lực và tiện ích có thể sẽ ngày càng chuyển sang sử dụng trí tuệ nhân tạo AI và các giải pháp kỹ thuật số khác trong năm 2024 nhằm giải quyết những thách thức lớn mà họ gặp phải trong việc chuyển đổi hệ thống mạng lưới điện.
Quá trình điện khí hóa trong các lĩnh vực sử dụng cuối có thể tăng tốc trong năm 2024 và xa hơn thế nữa, ảnh hưởng đến các chiến lược và dự báo dài hạn của ngành điện lực. Ngoài ra, ngành này có thể sẽ giúp tăng cường tập trung vào những quan ngại về an toàn tài nguyên trong bối cảnh chuyển đổi hệ thống mạng lưới điện. Các vấn đề về nước do tác động của biến đổi khí hậu có thể ngày càng ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty điện lực và tiện ích. Cuối cùng, các công ty điện lực và tiện ích có thể sẽ tiếp tục tìm kiếm những phương thức mới để giải quyết chi phí gia tăng và khám phá xem liệu AI, bao gồm cả AI tạo sinh, có thể là một phần trong cách tiếp cận của họ để giải quyết một số thách thức này hoặc các thách thức khác hay không?
Triển vọng ngành điện lực và công ty tiện ích năm 2024 của Deloitte thảo luận về những xu hướng này và cách chúng có thể tác động đến ngành điện lực trong năm 2024: (1) Điện khí hóa: Ngành điện lực chuẩn bị đẩy nhanh nhu cầu về điện; (2) Quy hoạch tài nguyên: Hệ thống mạng lưới điện phát triển có thể yêu cầu các công cụ và chiến lược quy hoạch mới; (3) Khí hậu: Nắng nóng và hạn hán đang làm gián đoạn hoạt động của ngành điện, nhưng có thể sẽ có thay đổi; (4) Lập kế hoạch vốn đầu tư tài chính: Các công ty tiện ích tìm cách cân bằng khoản đầu tư cao kỷ lục với khả năng chi trả của khách hàng; (4) Trí tuệ nhân tạo: AI tạo sinh có thể giúp giải quyết các thách thức cốt lõi của ngành điện lực.
1. Điện khí hóa: Ngành điện lực đang chuẩn bị đẩy nhanh nhu cầu về điện
Hiện ngành điện lực đang chuẩn bị cho việc tăng gấp ba lần nhu cầu về điện của Hoa Kỳ trong vòng vài thập kỷ tới. Điện khí hóa các phân khúc giao thông vận tải, xây dựng và công nghiệp tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi trên khắp toàn quốc. Đồng thời, sự phát triển của các trung tâm dữ liệu sử dụng các ứng dụng sử dụng nhiều năng lượng như AI mong đợi sẽ thúc đẩy nhu cầu về điện hơn nữa. Một số công ty tiện ích ở các khu vực sử dụng xe điện EV cao đã nâng mức dự báo chẳng hạn như Southern California Edison tăng ước tính từ mức gia tăng phụ tải từ 60% lên đến 80% vào năm 2045. Do vậy, nhiều khả năng mức gia tăng phụ tải sẽ tăng cao hơn nữa trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.
Trong phân khúc giao thông vận tải, các dự báo về nhu cầu điện cũng rất khác nhau và phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ sử dụng xe điện EV. Ước tính nhu cầu về điện cho phân khúc giao thông vận tải có tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) từ 16% đến 36% trong thập kỷ tới (Hình 1). Hiện hai diễn biến gần đây diễn ra có thể đưa tốc độ tăng trưởng tiến gần đến đỉnh của phạm vi đó. Đầu tiên, doanh số bán xe điện EV của Hoa Kỳ dự kiến sẽ đạt gần 9% doanh số bán xe ô-tô mới vào năm 2023, vượt xa mức mà nhiều người coi là “điểm bùng nổ” cho việc áp dụng đại trà và số lượng xe điện EV có khả năng vượt qua cột mốc một triệu ô-tô mỗi năm vào dịp cuối năm 2023. Thứ hai, một số mẫu xe điện EV hiện có giá thấp hơn xe ô-tô chạy bằng xăng hoặc dầu diesel. Với việc ngày càng có nhiều mẫu xe ô-tô rẻ hơn được tung ra thị trường trong bối cảnh có các ưu đãi mới của đạo luật IRA, bao gồm các khoản tín dụng thuế cho việc mua xe điện EV và bộ sạc xe điện đủ điều kiện, cũng như các nhà sản xuất xe điện EV thì mức tăng trưởng có thể tăng tốc trong năm 2024 và xa hơn thế nữa. Một trong những tác động đáng kể nhất đối với phụ tải điện có thể sẽ xuất phát từ việc điện khí hóa các phương tiện vận chuyển ngày càng tăng. Một chương trình dự án do đạo luật IIJA tài trợ nhằm xây dựng mạng lưới gồm 500.000 bộ sạc EV trên toàn quốc có thể làm giảm sự lo lắng trong phạm vi người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy hơn nữa doanh số bán xe điện EV trên toàn quốc.
Quá trình điện khí hóa cũng có thể đang tăng tốc trong phân khúc xây dựng khi các tòa nhà dân cư và thương mại chuyển sang sử dụng máy bơm nhiệt điện và máy đun nước nóng bằng điện thay vì hệ thống sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Nhu cầu phân khúc xây dựng cũng được dự báo sẽ tăng với tốc độ CAGR khoảng 0,5% đến 0,9% cho đến năm 2035, có khả năng tăng công suất cao tới 3.700 terawatt giờ (TWh) mỗi năm. Một cột mốc quan trọng đã đạt được vào năm 2022 khi mà đơn giao hàng máy bơm nhiệt điện và máy đun nước nóng bằng điện hàng tháng của Hoa Kỳ lần đầu tiên đã vượt qua lò nướng và máy đun nước nóng chạy bằng khí ga. Trong năm 2023 đã qua, 25 thống đốc tiểu bang của Hoa Kỳ đã cam kết lắp đặt tổng cộng 20 triệu máy bơm nhiệt điện ở các tiểu bang của họ ngay trong năm 2030, tăng gấp bốn lần tổng số 4,8 triệu chiếc như hiện tại trên toàn quốc. Tính đến giữa năm 2023 đã có hơn 125 thành phố và hạt của Hoa Kỳ đã áp dụng các chính sách yêu cầu hoặc khuyến khích các tòa nhà mới và hiện có chuyển đổi sang hệ thống bơm nhiệt điện. Mức tín dụng thuế theo đạo luật IRA đối với máy bơm nhiệt điện, máy đun nước nóng và các thiết bị điện dân dụng khác cũng như khoản ngân sách liên bang trị giá 8,8 tỷ USD theo đạo luật IRA trên về giảm giá cho việc cải tạo các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình cũng có thể khuyến khích điện khí hóa các tòa nhà dân cư và thương mại.
Đối với phân khúc công nghiệp có thể coi đây là phân khúc có tốc độ điện khí hóa chậm nhất, với dự báo nhu cầu với tốc độ CAGR sẽ tăng khoảng từ 0% đến 0,6% cho đến năm 2035, lên công suất hơn 1.070 TWh. Lý do là bởi vì chỉ có 13% nhu cầu năng lượng của phân khúc này được đáp ứng thông qua việc dùng điện, do vậy, phân khúc này còn có nhiều room dành cho điện khí hóa nhanh hơn nữa để đáp ứng các mục tiêu loại bỏ carbon. Tuy nhiên, chi phí vốn trả trước để điện khí hóa các quá trình sản xuất công nghiệp thường cao hơn so với chi phí đầu tư vốn tài chính để chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế carbon thấp hơn như hydrogen sạch hoặc ammonia và thời gian hoàn vốn thường kéo dài hơn. Ngoài ra, công nghệ sưởi ấm bằng điện hiện là phù hợp nhất cho các quá trình sản xuất ở nhiệt độ thấp và trung bình, đồng thời, thường xuyên yêu cầu đào tạo lại lực lượng lao động và trang thiết bị mới. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) tìm cách phối hợp với lĩnh vực công nghiệp để giải quyết các thách thức về loại bỏ carbon một cách tổng thể bằng cách hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và trình diễn cũng như triển khai nhiều giải pháp khác liên quan, bao gồm cả điện khí hóa.
Hơn nữa, điện khí hóa không phải là khuynh hướng duy nhất được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đáng kể mức tiêu thụ điện. Nhu cầu điện toán ngày càng gia tăng đến từ các trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ kỹ thuật số như trí tuệ nhân tạo AI và blockchain là công nghệ chuỗi-khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, cũng đang ngày càng nâng cao nhu cầu. Các trung tâm dữ liệu này tiêu thụ năng lượng trên mỗi đơn vị bộ vuông là một đơn vị đo lường diện tích của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, thường cao gấp từ 10 đến 50 lần so với các tòa nhà văn phòng tiêu chuẩn, tổng cộng chiếm khoảng 2% tổng doanh thu bán điện của Hoa Kỳ vào năm 2022, tương đương với công suất 88 TWh. Các công ty điện lực còn đang dự báo tốc độ mở rộng nhiều trung tâm dữ liệu sẽ tăng 12% hàng năm; riêng đối với các công ty công nghệ lớn thì dự báo sẽ thúc đẩy nhu cầu về điện hàng năm sẽ tăng gấp ba lần vào cuối thập kỷ này, chủ yếu là do sự gia tăng dự kiến đối với nhu cầu điện toán của AI tạo sinh.
Để giúp chuẩn bị cho nhu cầu điện gia tăng nhanh, nhiều công ty điện lực hiện đang tăng khả năng dự báo về phụ tải điện, trong đó bao gồm việc phân tích tổng hợp nguồn lực của mình và làm việc để xác định cách tối ưu hóa trong việc đáp ứng phụ tải tăng lên cũng như các mục tiêu loại bỏ carbon và duy trì độ tin cậy. Hiện các công ty điện lực này đang đánh giá nhu cầu đầu tư vốn tài chính cho cơ sở hạ tầng, ước tính chi phí và cân đối chi phí với khả năng chi trả của khách hàng. Tất cả những lãnh đạo công ty điện lực và tiện ích khi tham gia thăm dò khảo sát của hãng Deloitte trong năm 2023 vừa qua thì đều cho rằng việc “nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng lưới điện” và “đáp ứng nhu cầu mức tiêu thụ điện cao điểm” đều là những thách thức lớn nhất của họ liên quan đến nhu cầu sử dụng điện đang ngày càng gia tăng (Hình 2).
2. Quy hoạch nguồn tài nguyên: Việc phát triển hệ thống mạng lưới điện có thể yêu cầu các công cụ và chiến lược quy hoạch mới
Một yếu tố quan trọng của việc hiện đại hóa và loại bỏ carbon trên hệ thống mạng lưới điện là việc giải quyết các rủi ro về độ tin cậy. Tất cả những rủi ro đó có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2024 khi ngành điện lực tập trung vào các giải pháp đảm bảo an toàn nguồn tài nguyên mới nổi. Một số phương pháp tiếp cận dự kiến sẽ thu hút được sự chú ý trong năm 2024 bao gồm: khai thác các nguồn năng lượng phân phối (distributed energy resources-DER) trong các nhà máy điện ảo (virtual power plants-VPP) nghĩa là các nhà máy điện ảo đại diện cho một “internet năng lượng” khai thác hệ thống mạng lưới điện hiện có để điều chỉnh các dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng; cải thiện quy hoạch hệ thống phân phối (distribution system planning-DSP) và tích hợp DSP với quy hoạch hệ thống số lượng lớn hoặc quy hoạch tài nguyên tích hợp (integrated resource planning-IRP).
Trong những năm gần đây, North American Electric Reliability Corporation (NERC) đã từng đưa ra cảnh báo có tới 2/3 diện tích khu vực Bắc Mỹ có thể đối mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong những giai đoạn nhu cầu về điện cao đỉnh điểm vào mùa hè nắng nóng hoặc vào mùa đông do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chẳng hạn như việc chúng ta đã chứng kiến điều đó xảy ra ở cả hai khu vực của Hoa Kỳ phải đối mặt với tình trạng mất điện luân phiên do đợt nắng nóng kéo dài năm 2020 ở tiểu bang California và tình trạng mất điện kéo dài ở tiểu bang Texas do cơn bão tuyết mùa đông Uri gây ra năm 2021. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và khí hậu khắc nghiệt ngày càng gia tăng có thể dẫn đến phụ tải điện cao đột ngột dẫn đến việc có thể làm giảm sản lượng điện do hư hỏng thiết bị và hệ thống truyền tải điện. Khi điện khí hóa có khả năng thúc đẩy nhu cầu sử dụng điện, năng lượng tái tạo và DER làm bổ sung thêm tính biến đổi, các nhà máy nhiệt điện đốt than và khí đốt với phụ tải cơ bản tiếp tục ngừng hoạt động dẫn đến việc các dự án lưu trữ và sản xuất năng lượng tái tạo phải đối mặt với sự chậm trễ khi đưa vào hoạt động, rủi ro về độ tin cậy có thể gia tăng lên nếu không được giải quyết một cách triệt để.
Việc giải quyết những rủi ro này thường liên quan đến bất kỳ hoặc tất cả các hành động giải pháp sau: Bổ sung công suất phát điện; mở rộng công suất truyền tải; tăng cường phối hợp khu vực/liên khu vực và chuyển giao điện; trì hoãn phụ tải cơ bản hoặc dừng hoạt động của nhà máy điện vào thời điểm cao điểm; triển khai lưu trữ quy mô tiện ích; khai thác xe điện EV và các DER khác, bao gồm các chương trình phụ tải điện linh hoạt; triển khai VPP; cải thiện DSP và tích hợp DSP với IRP.
Hầu hết những lãnh đạo ngành điện lực và tiện ích khi tham gia thăm dò khảo sát của hãng Deloitte năm 2023 đều ủng hộ việc thực hiện các chính sách giúp duy trì hoạt động của các nhà máy điện với phụ tải cơ sở, triển khai VPP và bổ sung thêm công suất phát điện (Hình 3).
Hiện ngành điện lực đang sử dụng những phương pháp nêu trên và hơn thế nữa để giúp ngăn chặn tình trạng thiếu điện trong tương lai và trước mắt và họ đã đạt được một số thành công nhất định. Các nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời và gió mới, đặc biệt là khi kết hợp với bộ pin lưu trữ năng lượng đã giúp cả hai tiểu bang Texas và California đáp ứng nhu cầu về điện cao điểm trong các đợt nắng nóng kỷ lục vào mùa hè năm 2023. Các DER của Hoa Kỳ dự kiến sẽ đạt khoảng 387 GW công suất vào năm 2025 và một số công ty tiện ích khác hiện đang nỗ lực khai thác những nguồn tài nguyên này, bao gồm cả phụ tải linh hoạt nhằm giúp cân bằng hệ thống mạng lưới điện.
VPP thường bao gồm nguồn điện phân phối, lưu trữ và nhu cầu về điện được kiểm soát bởi phần mềm hoặc tất cả điều đó, có vẻ rất phù hợp để giúp đáp ứng nhu cầu điện gia tăng đột biến. Một nghiên cứu gần đây của DOE đã đưa ra kết luận việc triển khai VPP từ 80 GW đến 160 GW công suất vào năm 2030 có thể hỗ trợ điện khí hóa ngày càng gia tăng, đồng thời chuyển hướng chi tiêu hệ thống mạng lưới điện cho các chủ sở hữu DER và cắt giảm chi phí hệ thống mạng lưới điện tổng thể. Theo một nghiên cứu khác đã được công bố, VPP có thể cung cấp đủ nguồn nguyên tương đương với các nhà máy nhiệt điện khí đốt đặt công suất đỉnh cao và pin quy mô lớn với mức tiết kiệm chi phí từ 40% đến 60%.
Một cách tiếp cận khác có thể tiếp tục thu hút sự chú ý trong năm 2024 là sự cải thiện DSP và tích hợp nó với quy hoạch hướng tới tương lai hiện đang được áp dụng cho số lượng lớn hệ thống điện trong IRP của các công ty điện lực. Một mô hình quy hoạch lưới điện tích hợp như vậy sẽ tìm cách dự báo phụ tải chính xác hơn và cho phép giải pháp hiệu quả về chi phí để giải quyết nhu cầu năng lực trong tương lai. Các cải tiến DSP được đề xuất để xem xét bao gồm: Xác định tầm nhìn dài hơn về hoạch định năng lực để phù hợp với các chính sách của tiểu bang và liên bang; tích hợp kho dữ liệu và công nghệ như hệ thống quản lý DER; sử dụng dữ liệu khách hàng một cách chi tiết hơn về mặt không gian địa lý và các phương pháp dự báo áp dụng DER; phát triển hơn nữa các đánh giá “giá trị của DER” để phản ánh tác động của giá trị địa phương và các khoản chi phí; sử dụng kịch bản và phương pháp xác suất để nắm bắt tốt hơn sự không chắc chắn và quản lý rủi ro; tích hợp dữ liệu và công nghệ giữa các bộ phận tiện ích.
Quy hoạch hệ thống toàn diện hơn có thể bổ sung tầm nhìn quan trọng khi DER tăng lên và nhu cầu về điện cũng tăng lên, đồng thời cũng có thể giúp thúc đẩy các quyết định kết hợp nguồn lực trong tương lai khi DER ngày càng có khả năng đóng góp (Hình 4). Việc thực hiện Quyết định số 2222 của Ủy ban Điều tiết năng lượng Liên bang (federal energy regulatory commission-FERC) (17/9/2020) sẽ giúp mở rộng hệ thống mạng lưới điện trong tương lai và thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường điện bằng cách loại bỏ các rào cản ngăn cản các nguồn năng lượng phân tán (DER) cạnh tranh, có thể ít phức tạp hơn nếu ngành điện lực áp dụng quy hoạch hệ thống toàn diện hơn trước khi các tập hợp DER bắt đầu tham gia vào thị trường điện rộng lớn, bao gồm phát điện và hệ thống truyền tải điện. Các công ty tiện ích có thể cũng sẽ yêu cầu các công cụ và công nghệ mới như phân tích nâng cao và AI để xử lý các tập dữ liệu phức tạp hơn song họ có thể nhận thấy những lợi ích về độ tin cậy, khả năng chi trả và tiến độ loại bỏ carbon xứng đáng để đầu tư vốn tài chính.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống