Dự án xây dựng trung tâm thu giữ CO2 đang được Aramco triển khai.

 
Aramco triển khai dự án xây dựng trung tâm thu giữ CO2

Aramco sẽ tái sử dụng khí CO2 thải ra từ hoạt động khai thác dầu khí của họ thông qua trung tâm thu giữ và lưu trữ khí CO2 này. Thông qua kỹ thuật bơm CO2 vào các giếng dầu phía trên, Aramco hiện đang định vị các mỏ dầu phù hợp cho việc nâng công suất khai thác. Aramco được dự đoán sẽ tăng sản lượng hydrocarbon khai thác được sau khi đưa trung tâm thu trữ và lưu trữ carbon mới vào hoạt động vào năm 2027. Theo lời trao đổi của một quan chức cấp cao với S&P Global Commodity Insights, hoạt động bơm CO2 sẽ không thay đổi mục tiêu khai thác được đặt ra: 13 triệu thùng/ngày từ năm 2027.

Xác định các mỏ dầu để bơm CO2

Samer Ashgar, phó chủ tịch cấp cao phụ trách hoạt động thăm dò của Aramco, đã thông báo vào ngày 19/2 tại một sự kiện năng lượng ở Bahrain rằng chúng tôi đã tìm thấy những giếng dầu phù hợp để bơm CO2 vào. Đó là ý định hiện nay. Chúng tôi đảm bảo rằng kế hoạch đã được tạo ra và phác rõ ràng. Làm thế nào để tối ưu hóa được cách thức và chi phí đầu tư vào hoạt động bơm là một trong những điều chúng tôi đang quan tâm ngay bây giờ.

Thu giữ khí CO2

Thành phố công nghiệp Jubail, giáp với Vịnh Ba Tư, sẽ đóng vai trò là trung tâm thu giữ CO2 của Aramco. Dự án này là một phần của kế hoạch đạt mức trung carbon từ nay cho đến năm 2050. Trung tâm ở Jubail dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa từ nay cho đến năm 2035 để đạt được công suất thu giữ 44 triệu tấn/năm. Aramco và công ty hóa chất đa quốc gia Linde (trụ sở ở Ireland) và gã khổng lồ dầu mỏ Schlumberger (SLB - Mỹ) đã hợp tác để hoàn thành dự án này.

Công suất khai thác dầu mỏ không đổi

Aramco sẽ tối đa hóa sản lượng khai thác được từ một số giếng dầu của họ bắt đầu từ năm 2027 bằng cách sử dụng lượng khí thải CO2 thu giữ được từ trung tâm ở Jubail. Tuy nhiên, ông Ashgar khẳng định rằng kế hoạch này sẽ không làm tăng công suất khai thác dầu thô. Ông nói: "Hiện tại, chúng tôi duy trì công suất 13 triệu thùng/ngày trong trung hạn. Công ty chúng tôi bơm CO2 để đạt được mục tiêu đó. Tôi tin tưởng vào nguồn tài nguyên của Vương quốc và nghĩ rằng chúng tôi sẽ đáp ứng được nhu cầu của Vương quốc cũng như nhu cầu toàn cầu.

Bổ sung công suất

Trước đây, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ả Rập Xê-út đã cảnh báo rằng thế giới đang đầu tư quá mức vào khí đốt và dầu mỏ. Để đáp ứng nhu cầu dầu thô sắp tới, ông cũng kêu gọi các nhà khai thác hydrocarbon tăng thêm công suất. Theo Aramco, Ả Rập Saudi đặt mục tiêu tăng công suất lên 12,3 triệu thùng/ngày trước năm 2025 và 13 triệu thùng / ngày trước năm 2027. Công suất được tăng lên từng giai đoạn để bù đắp cho hiện tượng hao hụt công suất theo thời gian.

Aramco sẽ tăng sản lượng bổ sung cho giếng dầu Dammam (75.000 thùng/ngày) vào năm 2024. Trước năm 2025, mỏ dầu ngoài khơi Marjan và Berri phải đạt công suất khai thác lần lượt là 300.000 thùng/ngày và 250.000 thùng/ngày. Đến năm 2026, giếng Zuluf phải đạt 600.000 thùng/ngày, trong khi Safaniyah phải đạt mức 700.000 thùng/ngày vào cuối năm 2027. Theo ông Ashgar, việc triển khai kế hoạch nâng công suất không được doanh nghiệp chậm trễ.

Aramco triển khai dự án xây dựng trung tâm thu giữ CO2

Aramco sẽ tái sử dụng khí CO2 thải ra từ hoạt động khai thác dầu khí của họ thông qua trung tâm thu giữ và lưu trữ khí CO2 này. Thông qua kỹ thuật bơm CO2 vào các giếng dầu phía trên, Aramco hiện đang định vị các mỏ dầu phù hợp cho việc nâng công suất khai thác. Aramco được dự đoán sẽ tăng sản lượng hydrocarbon khai thác được sau khi đưa trung tâm thu trữ và lưu trữ carbon mới vào hoạt động vào năm 2027. Theo lời trao đổi của một quan chức cấp cao với S&P Global Commodity Insights, hoạt động bơm CO2 sẽ không thay đổi mục tiêu khai thác được đặt ra: 13 triệu thùng/ngày từ năm 2027.

Xác định các mỏ dầu để bơm CO2

Samer Ashgar, phó chủ tịch cấp cao phụ trách hoạt động thăm dò của Aramco, đã thông báo vào ngày 19/2 tại một sự kiện năng lượng ở Bahrain rằng chúng tôi đã tìm thấy những giếng dầu phù hợp để bơm CO2 vào. Đó là ý định hiện nay. Chúng tôi đảm bảo rằng kế hoạch đã được tạo ra và phác rõ ràng. Làm thế nào để tối ưu hóa được cách thức và chi phí đầu tư vào hoạt động bơm là một trong những điều chúng tôi đang quan tâm ngay bây giờ.

Thu giữ khí CO2

Thành phố công nghiệp Jubail, giáp với Vịnh Ba Tư, sẽ đóng vai trò là trung tâm thu giữ CO2 của Aramco. Dự án này là một phần của kế hoạch đạt mức trung carbon từ nay cho đến năm 2050. Trung tâm ở Jubail dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa từ nay cho đến năm 2035 để đạt được công suất thu giữ 44 triệu tấn/năm. Aramco và công ty hóa chất đa quốc gia Linde (trụ sở ở Ireland) và gã khổng lồ dầu mỏ Schlumberger (SLB - Mỹ) đã hợp tác để hoàn thành dự án này.

Công suất khai thác dầu mỏ không đổi

Aramco sẽ tối đa hóa sản lượng khai thác được từ một số giếng dầu của họ bắt đầu từ năm 2027 bằng cách sử dụng lượng khí thải CO2 thu giữ được từ trung tâm ở Jubail. Tuy nhiên, ông Ashgar khẳng định rằng kế hoạch này sẽ không làm tăng công suất khai thác dầu thô. Ông nói: "Hiện tại, chúng tôi duy trì công suất 13 triệu thùng/ngày trong trung hạn. Công ty chúng tôi bơm CO2 để đạt được mục tiêu đó. Tôi tin tưởng vào nguồn tài nguyên của Vương quốc và nghĩ rằng chúng tôi sẽ đáp ứng được nhu cầu của Vương quốc cũng như nhu cầu toàn cầu.

Bổ sung công suất

Trước đây, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ả Rập Xê-út đã cảnh báo rằng thế giới đang đầu tư quá mức vào khí đốt và dầu mỏ. Để đáp ứng nhu cầu dầu thô sắp tới, ông cũng kêu gọi các nhà khai thác hydrocarbon tăng thêm công suất. Theo Aramco, Ả Rập Saudi đặt mục tiêu tăng công suất lên 12,3 triệu thùng/ngày trước năm 2025 và 13 triệu thùng / ngày trước năm 2027. Công suất được tăng lên từng giai đoạn để bù đắp cho hiện tượng hao hụt công suất theo thời gian.

Aramco sẽ tăng sản lượng bổ sung cho giếng dầu Dammam (75.000 thùng/ngày) vào năm 2024. Trước năm 2025, mỏ dầu ngoài khơi Marjan và Berri phải đạt công suất khai thác lần lượt là 300.000 thùng/ngày và 250.000 thùng/ngày. Đến năm 2026, giếng Zuluf phải đạt 600.000 thùng/ngày, trong khi Safaniyah phải đạt mức 700.000 thùng/ngày vào cuối năm 2027. Theo ông Ashgar, việc triển khai kế hoạch nâng công suất không được doanh nghiệp chậm trễ.

Ngọc Duyên

AFP

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống