Vào tháng 8, Nhật Bản dự kiến xả nước thải Fukushima ra biển.

 
Nhat Ban du kien xa nuoc thai tu Fukushima ra bien vao thang 8 hinh anh 1Quang cảnh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi tại thị trấn Okuma, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Tờ Nikkei đưa tin Chính phủ Nhật Bản đang xem xét bắt đầu tiến hành xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Số 1 ra biển sớm nhất vào tháng 8, sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố đánh giá về kế hoạch xả nước thải nói trên của Nhật Bản.

IAEA tuyên bố ngày 4/7 rằng những phát hiện của đánh giá mà tổ chức này thực hiện trong hai năm qua cho thấy kế hoạch nói trên của Nhật Bản tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về độ an toàn.

Kết luận này của IAEA là một sự kiện quan trọng đối với quá trình cho dừng hoạt động nhà máy Fukushima bị hư hại do thảm kép động đất và sóng thần năm 2011.

Vào thời điểm "khoảng từ mùa Xuân đến mùa Hè", Nhật Bản dự kiến xả ra biển nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý được lưu trữ tại nhà máy Fukushima vào tháng Giêng vừa qua.

Tuy nhiên, ngày cụ thể thực hiện kế hoạch này vẫn chưa được biết vì nó vẫn cần được cơ quan quản lý hạt nhân của Nhật Bản phê duyệt chính thức.

Sau khi IAEA công bố kết quả đánh giá trên, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh Nhật Bản sẽ cố gắng nỗ lực để kế hoạch xả nước thải được chấp thuận ở cả trong nước và quốc tế.

Các nghiệp đoàn đánh cá của Nhật Bản lâu nay phản đối kế hoạch xả thải của chính phủ ở trong nước sau khi một số nước cấm nhập khẩu một số mặt hàng hải sản của Nhật Bản do lo ngại bị nhiễm phóng xạ.

Sau khi IAEA công bố kết quả đánh giá trên, một số quốc gia láng giềng, bao gồm Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về nguy cơ môi trường.

Trung Quốc ngày 4/7 kêu gọi cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ kế hoạch xả thải nói trên của Nhật Bản, bày tỏ quan ngại những tác động đáng kể đối với môi trường biển trên toàn cầu, sức cộng đồng, cũng như hoạt động di dời của người dân và động vật ở khu vực biển chịu ảnh hưởng.

Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố rằng chính quyền Seoul ưu tiên hàng đầu sức và an toàn của người dân nước này.

Tuyên bố của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc nêu rõ: "Chúng tôi tôn trọng báo cáo của IAEA, tổ chức quốc tế hàng đầu trực thuộc Liên hợp quốc về an toàn năng lượng hạt nhân. Chính phủ Hàn Quốc sẽ đặt an toàn và sức của người dân lên hàng đầu.

[IAEA sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá việc xả nước thải tại Fukushima]

Hàn Quốc đã thông báo sẽ tiến hành một cuộc thanh tra đặc biệt "chưa từng có tiền lệ" về nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng hải sản nhập khẩu để đảm bảo an toàn cho người dân.

Bắt đầu từ tháng này, cuộc kiểm tra sẽ kéo dài 100 ngày để xem các nhà nhập khẩu, phân phối và bán lẻ có tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn mác xuất xứ đúng hạn đối với các mặt hàng hải sản nhập khẩu quan trọng hay không. Theo đó, việc không ghi nhãn mác nước xuất xứ có thể bị phạt tới 10 triệu USD (7.600 USD), nhãn mác giả mạo có thể bị phạt tới 7 năm tù hoặc phạt tiền 100 triệu USD.

Hàn Quốc nhập khẩu 10.710 tấn hải sản từ Nhật Bản trong nửa đầu năm nay, chiếm 2% tổng khối lượng hải sản nhập khẩu của Hàn Quốc.

Kế hoạch xả thải ra biển của Nhật Bản cũng đã được nhiều người trên các đảo Thái Bình Dương sống phụ thuộc vào biển bày tỏ quan ngại. Các nước thuộc Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương (PIF) đã tham vấn với Nhật Bản về kế hoạch nói trên trong hai năm qua.

Trước đó, cơ quan vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đã hoàn tất việc xây dựng hệ thống xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy ra biển.

Theo TEPCO, nước nhiễm phóng xạ từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã được lọc qua hệ thống ALPS, loại bỏ phần lớn 62 nguyên tố phóng xạ trong nước, bao gồm cả cesium và stronti, nhưng vẫn tồn tại nguyên tố tritium.

Bởi vì tia bức xạ rất yếu và khó có thể xuyên qua da người nên tritium được cho là ít gây rủi ro cho sức con người và môi trường. Ngoài ra, tritium khó tích tụ trong cơ thể sống.

TEPCO có kế hoạch pha loãng nước xả thải với nước biển để giảm mức độ tritium có trong nước, giữ mức này thấp hơn 1/40 tiêu chuẩn an toàn quốc gia của Nhật Bản./.

Nguyễn Hà (TTXVN/Vietnam+)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống