Tất cả chúng ta đều hiểu và tin vào bản chất thay đổi cuộc chơi trí tuệ nhân tạo (AI) đã thâm nhập vào mọi khía cạnh cuộc sống cá nhân, và nghề nghiệp của chúng ta. Sự xuất hiện của AI và tự động hóa thông minh đang dẫn đến sự phân bổ lại các nhiệm vụ giữa con người và máy móc.
Tuy nhiên, ngoài việc mang lại sức ảnh hưởng chi phối nhất định, AI cũng khó có thể thay thế được những công việc đòi hỏi kỹ năng của con người như khả năng phán đoán, sáng tạo, sự khéo léo về thể chất và trí tuệ, cảm xúc lẫn tư duy. Dưới đây là chi tiết những công việc mà AI không thể thay thế:
Bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia chăm sóc sức khỏe
Các bác sĩ, y tá, bác sĩ phẫu thuật, trợ lý bác sĩ, các nhân viên chăm sóc sức khỏe khác kết hợp kiến thức y tế, phán đoán lâm sàng, sự đồng cảm và sự tiếp xúc của con người, bao gồm cả sự nhạy cảm để chẩn đoán, khám và điều trị cho bệnh nhân. Mặc dù công nghệ AI có thể hỗ trợ và làm phong phú thêm các khuyến nghị chẩn đoán và điều trị, nhưng nó không thể thay thế khía cạnh con người trong chăm sóc sức khỏe.
Luật sư
Nghề luật bao gồm các vai trò như luật sư, thẩm phán và cố vấn pháp lý thường liên quan tới việc phải ra quyết định phức tạp, phải có hiểu biết sâu sắc về ngữ cảnh và khả năng phán đoán cao, tuy nhiên tất cả điều này đều nằm ngoài tầm với của AI.
Các chuyên gia pháp lý thường giải thích, áp dụng luật dựa trên hoàn cảnh riêng của từng trường hợp, một nhiệm vụ đòi hỏi sự linh hoạt về trí tuệ và sự hiểu biết sâu sắc về xã hội, cũng như các mối tương tác. Mặc dù, AI có thể giúp tự động hóa các nhiệm vụ thông thường như tóm tắt hồ sơ pháp lý, nhưng nó gặp khó khăn trong việc diễn giải những chi tiết theo đúng sắc thái của luật, đặc biệt là với các vụ kiện, vụ án không đơn giản.
Hơn nữa, việc hành nghề luật về cơ bản là nỗ lực của con người, phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc. Luật sư phải có khả năng hiểu được cảm xúc và quan điểm của các bên, xây dựng mối quan hệ và thuyết phục người khác, bao gồm cả thẩm phán và bồi thẩm đoàn. Những kỹ năng mềm không thể thiếu trong nghề luật này lại là những lĩnh vực mà AI còn thiếu sót nghiêm trọng.
Ngoài ra, những cân nhắc về đạo đức cũng cần được chú ý. Việc sử dụng AI trong việc đưa ra các quyết định pháp lý có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng về tính đạo đức và công bằng. Các vấn đề thiên vị trong AI, tính minh bạch trong quá trình ra quyết định và trách nhiệm giải trình đối với các quyết định do AI tạo ra là những thách thức nan giải.
Giám đốc điều hành, các vị trí lãnh đạo
Vai trò lãnh đạo đòi hỏi tầm nhìn rộng lớn, nhanh trước bất cứ điều gì khác xảy ra, nhưng AI chưa có được điều này. Thậm chí, những yếu tố như tư duy chiến lược, khả năng ra quyết định, khả năng động viên, truyền cảm hứng và xây dựng đội nhóm là những thứ trọng tâm mà AI khó có thể đạt tới.
Nghiên cứu và phát triển khoa học
Nghiên cứu khoa học luôn liên quan đến việc khám phá những điều chưa biết, sự tò mò, hình thành các giả thuyết và sự nhạy bén để thử nghiệm liên tục, tất cả đều dựa vào sự sáng tạo và hiểu biết sâu sắc của con người. Hiện tại và trong tương lai khó có thể tìm thấy một hệ thống AI tự mình làm được như vậy.
Nhà trị liệu và cố vấn
Cung cấp hỗ trợ về mặt cảm xúc, trị liệu, tư vấn đòi hỏi sự đồng cảm sâu sắc, sự kết nối giữa con người với nhau và sự hiểu biết về các sắc thái cảm xúc phức tạp, vì thế AI không có cơ hội thay thế trong loại ngành nghề này.
Giảng dạy và Giáo dục
Trong khi AI có thể cung cấp thông tin, hỗ trợ trong giáo dục hoặc đào tạo, thì giáo viên lại mang đến sự hỗ trợ về mặt tinh thần, khả năng thích ứng với phong cách học tập của từng cá nhân và sự hướng dẫn dạy dỗ có giá trị thực tiễn cao, điều mà AI không thể mang lại. Đây là một trong những công việc ít có khả năng bị thay thế bởi AI nhất.
Nhà văn
Thực tế, nhà văn là người viết phải ra các ý tưởng và sản xuất nội dung gốc, tính độc quyền của các văn bản là duy nhất, mặt khác người viết cần phải có sự sáng tạo và sự đồng cảm nhất định. AI, máy móc thì không bao giờ có thể làm được điều này, nghĩa là dù có phát triển cỡ nào, AI cũng khó có thể thay thế được vị trí nhà văn.
Người tổ chức sự kiện
Trong thực tế, người tổ chức sự kiện phải phối hợp và đàm phán với những người khác để mọi việc được thống nhất. Các nhà tổ chức sự kiện đòi hỏi sự sáng tạo của con người, và kỹ năng giao tiếp cá nhân để đáp ứng các nhu cầu riêng biệt của khách hàng, xử lý các tình huống không lường trước được. AI có thể hỗ trợ các nhiệm vụ hậu cần, nhưng nó không có trí tuệ cảm xúc, trực giác và tính chủ động cần thiết để lập kế hoạch hay triển khai một sự kiện thành công.
Thợ xây dựng
Trong tương lai gần, phần lớn công việc thiết kế các tòa nhà sẽ được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm AI, nhưng khi nói đến việc thi công, đóng đinh và đặt gạch, ngành xây dựng vẫn cần rất nhiều cơ bắp của thợ xây dựng truyền thống.
Thợ sửa ống nước
Thợ sửa ống nước xử lý các hệ thống ống nước gặp vô số các trục trặc khác nhau, điều này đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng tốt. Họ phải đánh giá các tình huống đặc biệt, tính đến thực trạng của các hệ thống đường dẫn ống nước trong ngôi nhà. AI thì lại thiếu khả năng phán đoán cần thiết như của con người đối với các nhiệm vụ sửa ống nước.
Thợ điện
AI không thể thay thế hoàn toàn thợ điện, vì công việc của họ đòi hỏi phải thích ứng với các hệ thống điện phức tạp và khó lường, xử lý sự cố và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Thợ hàn và thợ đúc kim loại
Những người thợ này làm việc trên các dự án với các vật liệu có độ dày và hình dạng khác nhau, nó đòi hỏi sự kiểm soát và có tính chuyên môn cao. Họ phải thực hiện điều chỉnh kết cấu vật liệu theo thời gian thực dựa trên phản hồi trực quan và xúc giác, điều mà AI hiện đang gặp khó khăn.
Hàn và đúc kim loại cũng đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới trong việc giải quyết vấn đề trong các dự án phức tạp, phi tiêu chuẩn. Điều đáng nói là thợ hàn dưới nước cũng lại là một trong những công việc nguy hiểm nhất thế giới.
Đầu bếp và chuyên gia ẩm thực
Trí tuệ nhân tạo không bao giờ có thể thay thế được các chuyên gia ẩm thực, do tính nghệ thuật, sự đổi mới và giác quan siêu nhạy của họ. Suy cho cùng, AI có thể hỗ trợ tạo và tối ưu hóa công thức nấu ăn, nhưng không thể so sánh hay thay thế hoàn toàn các đầu bếp và chuyên gia ẩm thực.
Lính cứu hỏa
AI không thể thay thế những người ứng cứu khẩn cấp như lính cứu hỏa, vì vai trò của họ đòi hỏi những phản ứng vật lý nhanh chóng trước những tình huống nguy hiểm, phức tạp có thể đe dọa đến tính mạng. Công việc cứu hỏa đòi hỏi phải đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chính xác và họ phải có sức mạnh thể chất cao, nhưng đây là những thứ mà trí tuệ nhân tạo không thể có được.
Thợ mộc
Thợ mộc tạo ra các kết cấu đồ gỗ theo yêu cầu, nó đòi hỏi sự sáng tạo, sự khéo léo và khả năng thích ứng nhanh, nhưng đây là một trong những công việc mà AI không thể sớm thay thế được.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống