Tương lai phần cứng tích hợp AI giúp doanh nghiệp chuyển đổi số

 

Trí tuệ nhân tạo (AI) "phổ cập" cho người dùng từ sự xuất hiện của ChatGPT vào cuối năm 2022 và thực sự bùng nổ trong năm 2023. Nhưng đối với doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ này đã nhen nhóm từ lâu và góp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động. Theo số liệu báo cáo năm 2022 của công ty nghiên cứu thị trường McKinsey, có tới 50% doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết đã bắt đầu ứng dụng AI, trong khi năm 2017 mới chỉ đạt 20%. Tỷ lệ này đang gia tăng nhanh chóng, với báo cáo của Forbes cho thấy đa số chủ doanh nghiệp tin tưởng vào hiệu quả mà công cụ này mang lại.

Hiện trung bình mỗi doanh nghiệp sử dụng 4 tính năng AI. Hai chức năng có trí tuệ nhân tạo phổ biến nhất là tối ưu hóa quy trình vận hành/cung cấp dịch vụ và sử dụng AI để tạo ra sản phẩm mới. Năm 2018 có 40% doanh nghiệp chi hơn 5% ngân sách cho AI, đến năm 2022, tỉ lệ tăng lên khoảng 52%.

Trí tuệ nhân tạo sẽ xuất hiện trong các thiết bị phần cứng với đầy đủ kích thước để đáp ứng tối đa nhu cầu, đặc thù của từng đối tượng khách hàng sử dụng

Trí tuệ nhân tạo sẽ xuất hiện trong các thiết bị phần cứng với đầy đủ kích thước để đáp ứng tối đa nhu cầu, đặc thù của từng đối tượng khách hàng sử dụng

Anh Quân

Đáp ứng nhu cầu đó, các nhà sản xuất thiết bị phần cứng hàng đầu thế giới cũng "nhảy vào" cuộc chơi AI với những cái tên nổi tiếng như Nvidia, Asus... Theo ông Đặng Văn Bình - Giám đốc sản phẩm AIoT của Asus, AI đang trở thành một trong những xu hướng quan trọng ở doanh nghiệp, giúp tăng năng lực cạnh tranh và tận dụng thời cơ tốt nhất.

"Hiện nay, các ứng dụng của AI trong kinh doanh rất đa dạng, bao gồm chatbot dịch vụ khách hàng, phân tích dự đoán, tiếp thị cá nhân hóa, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, trợ lý ảo, nhận dạng hình ảnh và giọng nói, hệ thống đề xuất và tự động hóa quy trình...", ông Bình trao đổi tại sự kiện "Asus Expert Series - Giải pháp chuyên biệt và toàn diện dành cho doanh nghiệp" diễn ra mới đây tại Hòa Bình.

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm thiết bị phần cứng quan trọng như máy tính trong doanh nghiệp có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng đi kèm thách thức, bao gồm việc đảm bảo an ninh thông tin, đào tạo nhân viên và đảm bảo tính minh bạch của các thuật toán. Do đó, lãnh đạo Asus cho rằng hoạt động triển khai AI ở doanh nghiệp cần được thực hiện một cách cẩn thận và có kế hoạch, được chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư đúng mức để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của quá trình chuyển đổi số.

Cũng tại sự kiện, Asus giới thiệu loạt Mini PC, NUC (Next Unit of Computing) và máy tính tất cả trong một (AIO) nhằm giải bài toán tìm kiếm máy tính nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích và năng lượng nhưng vẫn đủ sức mạnh cho từng nhu cầu riêng biệt, đặc thù của doanh nghiệp. Các model đều sở hữu CPU đời mới từ Intel hoặc AMD, tùy chọn đồ họa Nvidia. Với xu hướng AI hiện nay, các hệ máy này đều có trong kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo cũng như ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng đa dạng mục đích sử dụng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống