Sau vụ rò rỉ "tài liệu mật", một số nguồn tin cho rằng chính quyền Ai Cập đang xem xét bán cho Nga đạn tên lửa không dẫn đường 122mm, tương thích với hệ thống phản lực GRAD. Tuy nhiên, quan điểm của Cairo hiện tại có thể đã thay đổi.
BulgarianMilitary tuyên bố rằng Ai Cập sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Ukraine, nhưng không phải trực tiếp mà thông qua Mỹ. Washington Post từng báo cáo về điều này, trích dẫn từ các tài liệu được giải mật. Ai Cập đã đưa ra lựa chọn cụ thể vào khoảng đầu tháng 3 để bán đạn pháo 152 và 155 mm.
Ai Cập phụ thuộc rất nhiều vào nền quốc phòng của Mỹ và Mỹ là đối tác quốc phòng quan trọng của nước này. Đặc biệt, dây chuyền lắp ráp xe tăng Abrams được Mỹ cấp phép đã giúp Ai Cập trang bị một lực lượng phương tiện chiến đấu khổng lồ với khoảng 2.000 chiếc M113.
Máy bay chiến đấu F-16 được coi là xương sống của Lực lượng Không quân Ai Cập. Ngoài ra, quốc gia này đang lên kế hoạch mua F-35 và hệ thống Patriot. Mặc dù chính sách ngoại giao của Ai Cập đã giúp nước này có thể tranh thủ mua vũ khí từ cả phía Nga và Mỹ, nhưng ý định bán vũ khí cho Nga chắc chắn sẽ dẫn đến một số hệ quả không tốt.
Nếu thông tin về việc bán đạn pháo cho Ukraine thông qua Mỹ được xác nhận, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Cairo sẽ đồng ý bán một số vũ khí quan trọng cho Ukraine.
Ai Cập hiện sở hữu nhiều vũ khí Liên Xô, bao gồm khoảng 18 tổ hợp S-300, hơn 40 tổ hợp BUK, những chiếc S-75 và S-125 lỗi thời, cũng như hơn 20 tổ hợp TOR.
Trong khi đó, Ukraine cần bổ sung kho tên lửa của mình. Lực lượng phòng không Ukraine sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc Ai Cập bán lại các thiết bị phòng không cùng tên lửa thông qua Mỹ.
Để đổi lấy những khoản bồi thường đáng từ Mỹ, một số chuyên gia thậm chí còn đề nghị Ai Cập cung cấp MiG-29 cho Ukraine một cách rõ ràng hơn. Do đó, mong muốn có được F-35 và Patriot của Ai Cập sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực.
Theo Bulgarian Military, nhiều quốc gia khai thác vũ khí Nga sẽ chọn phản ứng tương tự như Ai Cập. Nga ngày càng khó thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan đến việc duy trì, bảo dưỡng và sản xuất vũ khí mới để xuất khẩu do lệnh trừng phạt, trong khi họ có nguy cơ bị trừng phạt vì hợp tác với Nga.
Động cơ VK-2500, được sử dụng trong phần lớn máy bay trực thăng của Nga, là một minh. Liên bang Nga thừa nhận rằng họ chỉ có thể sản xuất 300 động cơ mỗi năm trong khi nhu cầu là 500. Đó mới chỉ là nhu cầu trong nước chứ chưa phải xuất khẩu. Điều này sẽ khiến cho hàng chục chiếc Mi-24 của Ai Cập và gần 50 chiếc Ka-52 khó có thể duy trì được lâu.
Nền công nghiệp quốc phòng của Nga sẽ gặp khó khăn rất nhiều nếu quan điểm này trở thành sự thật. Tuy nhiên, Ai Cập sẽ có những lựa chọn hợp lý như cách họ đã làm trong nhiều năm qua để bảo đảm lợi ích giữa các bên.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống