
Cụ thể, phiên bản chuyên dụng của tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 có khả năng mang đầu đạn phá boongke nặng tới 7.500 kg. Phiên bản mới này sẽ có tầm bắn khoảng 2.500 km - thấp hơn so với Agni-5 hiện tại (trên 5.000 km) - nhưng được tối ưu hóa cho nhiệm vụ tấn công chiến thuật nhằm vào các cơ sở ngầm kiên cố.
Hiện Ấn Độ đang phát triển 2 biến thể mới của Agni-5, gồm biến thể Airburst - được trang bị đầu đạn phát nổ trên không ngay phía trên mục tiêu, gây sát thương diện rộng trên bề mặt. Biến thể thứ hai được gọi là biến thể Deep-Penetration, có khả năng xuyên thủng boongke sâu dưới lòng đất trước khi phát nổ.
So với bom xuyên boongke GBU-57 của Mỹ, vũ khí mới của Ấn Độ được cho là có thể tấn công các mục tiêu sâu hơn (80 - 100 m so với 60 - 70 m) và có thể đạt độ chính xác cao hơn nhờ được phóng bằng tên lửa thay vì máy bay ném bom. Với tốc độ lên tới Mach 20 (20 lần tốc độ âm thanh), việc đánh chặn tên lửa này là gần như không thể.
Giới quan sát nhận định hệ thống tên lửa phá boongke đang được phát triển có thể tăng cường đáng kể năng lực quân sự của Ấn Độ trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống