Cách loại máy bay tiêm kích trong chiến tranh thế giới thứ hai có thể bị bắn hạ bởi bất cứ mọi loại súng gì vì chúng rất mong manh.
|
Cách loại máy bay tiêm kích trong chiến tranh thế giới thứ hai có thể bị bắn hạ bởi bất cứ mọi loại súng gì vì chúng rất mong manh. Khi các loại máy bay địch bổ nhào hoặc xà xuống gần mặt đất, binh lính có thể bắn hạ chúng bởi mọi loại vũ khí mình đang có trong tay. Nguồn ảnh: Weapon. |
|
Thậm chí sử dụng cả súng chống tăng để bắn bay bay. Trong ảnh là khẩu súng chống tăng Lahti L-39 của Phần Lan đang được người lính gác lên một thân cây để bắn máy bay. Với cỡ nòng vào 20 mm, viên đạn từ khẩu súng này có thể xé toạc bất cứ loại máy bay nào thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest. |
|
Phổ biến nhất vẫn là gắn nhiều khẩu súng máy vào một cơ cấu giá đỡ, cho phép người lính có thể khai hỏa với mật độ đạn cực nhiều chỉ trong thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Pinterest. |
|
Những khẩu súng máy của Đức được bán kèm với một giá đỡ đặc biệt, cho phép họ có thể tùy biến được khấu súng máy thành súng máy phòng không một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Pinterest. |
|
Súng máy của Anh cũng tương tự, hệ thống giá đỡ có thể kéo cao, giúp người lính đứng thẳng lưng làm nhiệm vụ chống máy bay. Nguồn ảnh: Sikh. |
|
Ngoại trừ một vài loại súng đặc biệt được thiết kế với đầu ruồi chuyên để bắn máy bay, còn lại, phần lớn binh lính sẽ tự ngắm bắn theo cách thức thông thường, chủ yếu có tác dụng với các mục tiêu ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Small. |
|
Các loại máy bay trong chiến tranh thế giới thứ hai rất yếu ớt, điểm yếu chí tử của chúng chính là khoang lái phi công được bọc kính rất yếu, một xạ thủ súng trường cũng có thể hạ gục một chiếc máy bay bằng cách bắn hạ phi công với một phát đạn chí tử. Nguồn ảnh: Jaeger. |
|
Việc sử dụng súng máy hạng nhẹ vào nhiệm vụ phòng không sẽ giúp lực lượng phòng không gia tăng nhanh chóng về số lượng, không cần thiết bị đặc biệt hoặc đào tạo chuyên sâu, bất cứ người lính nào từng trải qua khóa huấn luyện cơ bản đều có thể sử dụng tốt loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Alamy. |
|
Trong hồi ký của những phi công thời chiến tranh thế giới thứ hai, thứ họ sợ hãi nhất chính là những khẩu súng phòng không "cô độc" này. Gọi là cô độc vì những khẩu súng phòng không này có thể triển khai từ bất cứ đâu một cách nhanh chóng, không cần trận địa phức tạp và khiến các phi công chiến đấu giật mình, thậm chí không kịp trở tay khi vấp phải đối thủ này. Nguồn ảnh: Qoura. |
|
Thậm chí một người lính thông thường với khẩu súng máy trong tay cũng có thể làm được nhiệm vụ phòng không. Khoảng cách từ 1000 mét trở xuống là cực kỳ nguy hiểm cho các phi công, ở khoảng cách 100 mét trở xuống, mỗi phát đạn của súng trường, súng máy đều nguy hiểm không khác gì một phát đạn của súng phòng không. Nguồn ảnh: Antique. |
|
Kiểu phòng không này đã rất phổ biến từ hồi chiến tranh thế giới thứ nhất, khi mà các loại máy bay vẫn còn được làm bằng gỗ ép và... giấy. Tới tận chiến tranh Việt Nam, kiểu phòng không này vẫn được phía Quân đội Nhân dân Việt Nam áp dụng với kỹ thuật sử dụng AK-47 bắn máy bay. Nguồn ảnh: Live. |
|
Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam, khi mà các loại máy bay đã ngày càng bay nhanh, bay cao và sử dụng vũ khí hiện đại như tên lửa, bom thông minh,... thì kiểu phòng không này đã dần rơi vào quên lãng. Nguồn ảnh: Gunboard. |
|
Dù không còn phổ biến nữa, nhưng những đóng góp của những khẩu súng máy vốn được xếp vào hàng vũ khí bộ binh lại được sử dụng vào nhiệm vụ phòng không này là không thể phủ nhận, ít nhất chúng cũng giúp binh lính tỏ ra yên tâm hơn khi họ biết rằng ngay cạnh mình là một khẩu súng phòng không. Nguồn ảnh: DM. |
Nhật Vi
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống