Mỹ không đủ tên lửa bảo vệ đồng minh ở Trung Đông

 

The Drive, một phần đáng kể các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ đã hoặc đang trong quá trình triển khai đến Trung Đông để đối phó với xung đột Israel – Hamas trước nguy cơ cuộc chiến này có thể lan rộng. Điều này mặc dù thể hiện tiềm lực quân sự to lớn của Washington nhưng nó cũng cho thấy quân đội Mỹ thiếu các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa.

Những lo ngại này đến từ việc khi Mỹ tập trung lực lượng quân sự của nước này đến một khu vực nào đó thì cũng dẫn đến sự thiếu hụt ở các vị trí khác, thậm chí ngay cả tại nước Mỹ. Các hệ thống phòng không Patriot là một ví dụ.

Bổ sung thêm các tiểu đoàn Patriot đến Trung Đông càng đẩy tình cảnh thiếu tên lửa phòng không của Mỹ trở nên trầm trọng. (Ảnh: BNN Breaking)

Bổ sung thêm các tiểu đoàn Patriot đến Trung Đông càng đẩy tình cảnh thiếu tên lửa phòng không của Mỹ trở nên trầm trọng. (Ảnh: BNN Breaking)

Nhiệm vụ quá sức

Kể từ khi phong trào Hamas phát động chiến dịch đột kích vào miền nam Israel (7/10), quân đội Mỹ đã tuyên bố triển khai một loạt lực lượng tới Trung Đông, bao gồm hai nhóm tác chiến tàu sân bay, một đơn vị lính thủy đánh bộ và nhiều phi đội máy bay. Chưa dừng ở đó, ngày 30/10, một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ nói với Drive rằng Washington đã triển khai thêm hai tiểu đoàn Patriot từ lực lượng phòng không sẵn có đến Trung Đông nhằm đối phó với các nguy cơ xung đột lan rộng.

Tuần trước Lầu Năm Góc cũng cho biết sẽ tái triển khai một số đơn vị Patriot từ Bắc Carolina và Oklahoma đến Trung Đông.

Tuy nhiên Patriot chỉ mới là bước đầu tiên bởi Lầu Năm Góc còn muốn đưa các hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đến các điểm nóng ở Trung Đông.

Dữ liệu hàng không trực tuyến cho thấy tần suất các chuyến bay quân sự giữa Mỹ và Trung Đông tăng đột biến trong tuần qua. Điều này cho thấy quá trình triển khai Patriot và THAAD đến khu vực này đã diễn ra.

Các chuyến bay trên cũng là một phần của cầu hàng không đang được Mỹ nhằm cung cấp viện trợ quân sự cho Israel cũng như di chuyển nhân sự và trang thiết bị đến các địa điểm khác ở Trung Đông.

Hai tiểu đoàn Patriot của Lục quân thoạt nhìn có vẻ không nhiều nhưng quân đội Mỹ chỉ có trong biên chế 17 tiểu đoàn tên lửa loại này.

Mỗi tiểu đoàn Patriot có một sở chỉ huy và từ ba đến năm bệ phóng tên lửa di động. Mỗi bệ phòng mang theo tối đa 8 tên lửa. Ngoài ra còn radar mảng pha đa chức năng AN/MPQ-65 và các thiết bị điều khiển hỏa lực, liên lạc và hỗ trợ cần thiết khác.

Mỗi tiểu đoàn Patriot đi kèm nhiều khí tài khác nhau chưa kể đến cơ số đạn tên lửa chúng mang theo. (Ảnh: Ra Boe)

Mỗi tiểu đoàn Patriot đi kèm nhiều khí tài khác nhau chưa kể đến cơ số đạn tên lửa chúng mang theo. (Ảnh: Ra Boe)

Thế hệ bệ phóng Patriot mới nhất có thể được trang bị nhiều loại tên lửa đánh chặn khác nhau được tối ưu hóa cho nhiều mục đích khác nhau như tên lửa hành trình và máy bay không người lái bay ở độ cao thấp hơn và một số loại tên lửa đạn đạo nhất định trong giai đoạn cuối.

Trong số 17 tiểu đoàn Patriot của Mỹ có hai tiểu đoàn đang được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện chưa sẵn sàng triển khai. Bốn tiểu đoàn đang được triển khai ở Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc và một số đáng kể hiện đang được triển khai ở Trung Đông, ví dụ như Ả Rập Xê-Út.

Sẽ không nói quá khi cho rằng hai tiểu đoàn tên lửa bổ sung đến Trung Đông lúc này đã lấy đi thêm 13% đơn vị phòng không Patriot của Mỹ hiện có. Như vậy số tiểu đoàn mà Lầu Năm Góc còn lại chỉ còn khoảng 20% dành cho nhiệm vụ phòng không tại Mỹ hoặc một số căn cứ quân sự ở nước ngoài.

Tình cảnh của các hệ thống THAAD cũng không khá hơn khi đơn vị sẽ được triển khai đến Trung Đông là một trong bảy đơn vị có trong biên chế. Số còn lại có bốn đơn vị đang bảo vệ ở lục địa Mỹ, hai đơn vị khác ở Hàn Quốc và đảo Guam.

Không đủ sức bảo vệ đồng minh

Trong một cuộc phỏng vấn với Defense News vào tháng 8 năm ngoái, Trung tướng Daniel Karbler, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Phòng thủ Tên lửa và Không gian của Quân đội Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc hiểu rõ những vấn đề mà họ đang đối mặt, đặc biệt với tình trạng thiếu hụt tên lửa Patriot. Ông cũng cho biết thêm rằng Washington đang tìm cách giải quyết vấn đề thông qua tái triển khai và mua sắm bổ sung.

Tướng Karbler không đề cập chi tiết quy mô của hệ thống Patriot mà Mỹ đang sở hữu hay mục tiêu tái trang bị trong tương lai. Tuy nhiên ông lại nói về những khó khan khi tuyển dụng nhân sự cho các đơn vị phòng không mới, vấn đề này càng trở nên phức tạp khi nhiều nước cũng chạy đua tìm kiếm nhân sự cho lĩnh vực này.

“Nhiều thời điểm binh sĩ phòng không có thời gian thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài chỉ trong 6 tháng đã phải tăng lên 9 tháng, thậm chí lên 12 tháng khi không có nhân sự thay thế. Nếu tiếp tục như tình trạng hiện này thời gian này có thể bị đẩy lên 15 tháng”, tướng Karbler nhấn mạnh.

Từ năm 2021, quân đội Mỹ đã rút các khẩu đội Patriot khỏi Iraq, Kuwait, Jordan và Ả Rập Xê-út, cũng như một khẩu đội THAAD khỏi Ả Rập Xê-út. Điều này bề ngoài được thực hiện trông giống như giải thể các đơn vị không có quá nhiều nhiệm vụ và tái triển khai ở những nơi khác nhưng thực tế lại cho thấy Washington muốn tự bảo vệ bản thân trước khi giúp đồng minh.

Thậm chí Lầu Năm Góc còn tổ chức các cuộc thảo luận về khả năng triển khai vĩnh viễn hoặc bán vĩnh viễn các hệ thống phòng không tại Mỹ thay vì luân chuyển thường xuyên. Đây là điều chưa từng xảy ra kể cả trong Chiến tranh Lạnh.

Quy mô của kho vũ khí phòng không và tên lửa hiện có của Mỹ đặt ra những giới hạn nếu phải đối mặt với một xung đột trên diện rộng.

Quy mô của kho vũ khí phòng không và tên lửa hiện có của Mỹ đặt ra những giới hạn nếu phải đối mặt với một xung đột trên diện rộng.

Trong khi đó, quy mô của kho vũ khí phòng không và tên lửa hiện có của Mỹ đặt ra những giới hạn thực sự đối với những gì họ có thể và không thể cung cấp về mặt phòng thủ tên lửa và phòng không để đối phó với các cuộc khủng hoảng và các tình huống bất ngờ khác.

Trong bối cảnh hiện tại, các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không mới được chuyển đến Trung Đông là một phần quan trọng trong nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này tiến hành các cuộc tấn công leo thang hơn nữa vào lực lượng Israel hoặc Mỹ trên khắp Trung Đông, điều có thể dẫn đến một cuộc chiến rộng hơn.

Nhiều nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn trong khu vực, đặc biệt là Hezbollah ở Lebanon và Houthi ở Yemen hoàn toàn có khả năng tấn công đồng minh của Mỹ ở Trung Đông bằng cách sử dụng tên lửa tầm xa và máy bay không người lái.

Những lo ngại này còn được nhấn mạnh bởi các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái gần như liên tục từ các nhóm được Iran hậu thuẫn nhằm vào các cơ sở tiếp đón lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria.

Tất nhiên, Iran cũng đã thể hiện sự sẵn sàng công khai nhắm mục tiêu trực tiếp vào lực lượng Mỹ trong những năm qua. Điều này bao gồm các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào năm 2020 nhằm vào các căn cứ ở Iraq có quân nhân Mỹ đồn trú để trả thù vụ ám sát Thiếu tướng Qasem Soleimani - người đứng đầu Lực lượng Quds.

Vụ việc khiến hàng chục quân nhân Mỹ bị thương nhưng may mắn là không dẫn đến bất kỳ trường hợp tử vong nào. Tuy nhiên, nó cũng đã gây ra tranh cãi đáng kể xung quanh câu hỏi tại sao Patriot và các hệ thống phòng không và tên lửa khác không sẵn sàng đối phó với nguy cơ này.

Các đồng minh hoặc đối tác khác của Mỹ ở Trung Đông giờ đây cũng có lý do để lo ngại về việc bị cuốn thẳng vào các sự kiện hiện tại. Mặc dù quân đội Mỹ chưa cho biết các đơn vị phòng không và tên lửa bổ sung đến Trung Đông sẽ đi đâu, nhưng người phát ngôn của quân đội Jordan, Chuẩn tướng Mustafa Hiyari đã xác nhận trên truyền hình nhà nước vào sáng sớm hôm nay rằng nước ông nằm trong số những nước đã yêu cầu triển khai hệ thống Patriot.

Việc thiếu hụt tên lửa Patriot buộc Mỹ phải lựa chọn kỹ các vị trí triển khai để duy trì ô phòng không trong khu vực.

Việc thiếu hụt tên lửa Patriot buộc Mỹ phải lựa chọn kỹ các vị trí triển khai để duy trì ô phòng không trong khu vực.

Căn cứ không quân Muwaffaq Salti của Jordan là địa điểm tập kết chính của không quân Mỹ và là trung tâm trung chuyển trong mối đe dọa quan trọng của lực lượng Mỹ, đồng thời được sử dụng đặc biệt nhiều kể từ khi xung đột Israel – Hamas diễn ra. Một khẩu đội Patriot có thể được triển khai đến để bảo vệ căn cứ không quân này.

Ngoài ra còn các căn cứ tiền phương của Mỹ ở Syria và Iraq, những nơi thường xuyên bị lực lượng dân quân thân Iran tấn công thời gian qua.

Trong khi dốc một nửa lực lượng phòng không chủ lực vào Trung Đông thì nhiệm vụ chính của Patriot lại bị ngó lơ. Các hệ thống này được nâng cấp và mở rộng là để đối phó với những mối đe dọa mới từ trên không như máy bay không người lái tầm xa, tên lửa hành trình và đặc biệt là tên lửa đạn đạo, cũng như vũ khí siêu thanh.

Do đó mô hình phân tán lực lượng quân đội Mỹ đang theo đuổi chỉ càng khiến chiếc ô phòng không có thêm nhiều khoảng trống để các đối thủ tiềm tàng khai thác điểm yếu.

Nói một cách đơn giản lực lượng phòng không Mỹ với nòng cốt là hệ thống Patriot gần như không có đủ năng lực để có thể đáp ứng được những nhu cầu này, chưa nói đến việc giải quyết vấn đề tiêu hao trong chiến đấu.

Trà Khánh(Nguồn: The Drive)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống