NATO cải tiến tên lửa không đối không để đánh đất?

 

Phiên bản tấn công mặt đất của tên lửa không đối không IRIS-T do châu Âu phát triển đã được thử nghiệm thành công.

Ten lua khong doi khong IRIS-T co kha nang doi dat
 Theo tạp chí Jane’s, Không quân Na Uy đang tiến hành thử nghiệm phiên bản đối đất mới dòng tên lửa không đối không IRIS-T (AAM) do hãng quốc phòng Diehl BGT Defence của Đức phát triển. IRIS-T hiện được sử dụng khá phổ biến trong không quân nhiều nước NATO. Nguồn ảnh: Airheadsfly.com.

Ten lua khong doi khong IRIS-T co kha nang doi dat-Hinh-2
 Theo đó, RNAF đã có các đợt phóng thử nghiệm biến thể tấn công mặt đất mới của IRIS-T, nó không chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất mà còn cả trên biển. Và nền tảng máy bay được RNAF sử dụng để triển khai IRIS-T không ai khác chính là những chiếc tiêm kích đa năng F-16AM của nước này. Nguồn ảnh: Panoramio

Ten lua khong doi khong IRIS-T co kha nang doi dat-Hinh-3
Giống như nhiều sản phẩm quốc phòng khác của Châu Âu, IRIS-T là sự hợp tác của nhiều công ty quốc phòng khác nhau nhưng đứng đầu vẫn là Diehl BGT Defence của Đức. Từ năm 2005, một loạt quốc gia của Châu Âu tham gia vào chương trình phát triển IRIS-T đã bắt đầu đưa vào trang bị dòng tên lửa này như Đức Hy Lạp, Ý, Na Uy, Thụy Điển và Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: Reddit 

Ten lua khong doi khong IRIS-T co kha nang doi dat-Hinh-4
 Do đó, cũng sẽ dễ hiểu khi IRIS-T có thể được tích hợp lên trên hầu hết các dòng chiến đấu cơ của NATO mà không cần chuyển đổi như Boeing F/A-18, Eurofighter Typhoon, Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon, Panavia Tornado và Saab JAS 39 Gripen. Và nếu có một biến thể tấn công mặt đất của IRIS-T thì nó cũng có thể dễ dàng được triển khai như người tiền nhiệm của mình. Nguồn ảnh: mein-krampf.org

Ten lua khong doi khong IRIS-T co kha nang doi dat-Hinh-5
 Được phát triển để thay thế cho dòng tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, ngay sau khi xuất hiện IRIS-T đã thể hiện được năng lực của mình trong nhiều hoạt động quân sự tại Châu Âu. IRIS-T được tích hợp hầu hết công nghệ tên lửa tấn công tiên tiến của Châu Âu với hệ thống đầu dẫn hồng ngoại có thể hoạt động ngay cả khi bị áp chế điện tử. Nguồn ảnh: Hush-Kit

Ten lua khong doi khong IRIS-T co kha nang doi dat-Hinh-6
 Bên cạnh biến thể triển khai từ chiến đấu cơ IRIS-T còn có cả biến thể phòng không IRIS-T SL được triển khai từ các bệ phóng di động. Bản thân IRIS-T SL cũng có hai biến thể gồm tầm ngắn IRIS-T SLS và tầm trung IRIS-T SLM tuy nhiên thông số và khả năng tác chiến của biến thể này cho tới nay vẫn chưa mấy rõ ràng. Nguồn ảnh: Diehl

Ten lua khong doi khong IRIS-T co kha nang doi dat-Hinh-7
 Tên lửa không đối không IRIS-T tiêu chuẩn có chiều dài 2.94m, đường kính 127mm và có cánh điều hướng rộng 350mm, tổng trọng lượng 89kg và được trang bị một đầu đạn phân mảnh nổ cực mạnh nặng 11.4kg. Tầm bắn của mẫu tên lửa không đối không này chỉ dừng ở phạm vi 25km với vận tốc bay tối Mach 3. Nguồn ảnh: Airheadsfly.com

Ten lua khong doi khong IRIS-T co kha nang doi dat-Hinh-8
 Đối với biến thể tấn công mặt đất của IRIS-T, nhiều khả năng cấu hình cơ bản của nó vẫn sẽ được giữa nguyên bao gồm cả đầu đạn nổ cực mạnh HE và đầu dẫn hồng ngoại IIR. Theo đó nó chỉ cần được cập nhật hệ thống phần mềm mới bổ sung khả năng nhận biết các mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: forceindia.net

Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống