Nga sẽ đối phó xe tăng Mỹ ở Ukraine thế nào?

 

Theo Sputnik, ngày 25/9, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo nước này đã tiếp nhận lô xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams đầu tiên từ Mỹ.

Số xe tăng trên là một phần trong 31 chiếc Abrams mà Washington cam kết viện trợ cho Kiev vào tháng 1/2023. Số xe tăng này đủ quân đội Ukraine bổ sung thêm 1 tiểu đoàn xe tăng mới cho chiến dịch phản công hiện tại.

Abrams là cái tên cuối cùng trong bộ ba xe tăng chiến đấu chủ lực của NATO có thể viện trợ cho Ukraine. Washington cam kết viện trợ M1A1 cũng dẫn đến việc một loạt quốc gia châu Âu chuyển giao xe tăng Leopard 1, Leopard 2 và Challenger 2 đến Ukraine. Toàn bộ số xe tăng này đều đã được Kiev đưa vào chiến dịch phản công.

M1A1 Abrams của không phải là phiên bản tốt nhất của dòng xe tăng này, bên cạnh chúng cũng thiếu lớp giáp DU. (Ảnh: Sputnik)

M1A1 Abrams của không phải là phiên bản tốt nhất của dòng xe tăng này, bên cạnh chúng cũng thiếu lớp giáp DU. (Ảnh: Sputnik)

Đối đầu với xe tăng NATO ở Ukraine

Cùng với chiến dịch phản công của Ukraine vào tháng 6, lực lượng Nga nhanh chóng đối đầu với xe tăng NATO ở nhiều mặt trận khác nhau, phần lớn đều là xe tăng Leopard 1 và Leopard 2.

Sau gần 4 tháng phản công, số lượng xe tăng Leopard 1, Leopard 2 và Challenger 2 của Ukraine bị phá hủy đã vượt quá sức chịu đựng của Kiev. Điều này buộc các đồng minh của Ukraine phải tăng viện trợ, một phần trong số đó là việc chuyển giao xe tăng M1A1 Abrams.

Cùng với việc chuyển giao lô xe tăng Abrams đầu tiên, Lầu Năm Góc đặt ra những kỳ vọng của mình đối với M1A1 ở Ukraine. Họ cho rằng với những xe tăng này Ukraine sẽ có thể ngăn chặn hiệu quả các mối đe dọa từ Nga.

Dù vậy từ thực tế trên chiến trường từ tháng 6 đến nay những kỳ vọng của lãnh đạo NATO về chiến dịch phản công đã không còn. Hoạt động quân sự của Ukraine trên các mặt trận gần như chững lại kèm theo đó là tổn thất khủng khiếp với hàng tỷ USD vũ khí bị phá hủy.

M1A1 Abrams có thể đối mặt với thảm cảnh như Leopard 2 của Đức ở chiến trường Ukraine. (Ảnh: Sputnik)

M1A1 Abrams có thể đối mặt với thảm cảnh như Leopard 2 của Đức ở chiến trường Ukraine. (Ảnh: Sputnik)

Nga có những vũ khí nào để đối phó Abrams?

Cuộc phản công của Ukraine đã mang lại cho lực lượng Nga nhiều kinh nghiệm để đưa ra những đòn tấn công hiệu quả đối với các dòng xe tăng hạng nặng của NATO, trong đó có cả Abrams.

Đầu tiên, về mặt chiến lược, cuộc phản công cho thấy xe tăng Ukraine bị dẫn dụ vào khu vực được rải mìn và bị phá hủy hầu hết. Nhiều cuộc tấn công bằng thiết giáp của Ukraine đều thất bại sau khi lao vào bãi mìn và hệ thống phòng thủ răng rồng được Nga dựng lên dọc chiến tuyến.

Quân đội Ukraine thậm chí đã phải thay đổi chiến thuật sử dụng bộ binh đơn thuần cho các đợt tấn công tiếp theo nhằm tránh thiệt hại từ các bãi mìn chống tăng.

Thứ hai, yếu tố ưu thế về số lượng và chất lượng của pháo binh và không quân. Điều này cho phép lực lượng Nga sử dụng trực thăng tấn công Kamov Ka-52 và Mil Mi-28 để săn lùng xe tăng Ukraina bằng tên lửa dẫn đường tầm xa. Với cách đánh này, phòng không Ukraine gần như không thể đánh chặn được trực thăng Nga.

Thứ ba, là xe tăng của Nga, các dòng xe tăng T-72B, T-72B3M, T-80 và T-90M được nâng cấp chứng tỏ có sức mạnh vượt trội so với các loại xe tăng thời Liên Xô tương đương của Ukraine và xe tăng NATO, đồng thời Nga có ưu thế hơn về số lượng.

Khả năng gây nhiễu GPS làm giảm hiệu quả các loại đạn dẫn đường chính xác và máy bay không người lái chiến đấu của đối phương.

Cuối cùng, bộ binh Nga tại các phòng tuyến được trang bị các hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường mạnh mẽ như Kornet được thiết kế đặc biệt để nhắm mục tiêu vào thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của NATO, bao gồm cả Abrams.

Rất lâu trước cuộc xung đột Ukraine, Kornet được đánh giá là khắc tinh đối với xe tăng Leopard 2A4 của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, xe chiến đấu bộ binh Abrams và Bradley của Quân đội Mỹ ở Iraq và xe tăng Merkava của Israel ở Lebanon.

Các xe tăng phương Tây đã được triển khai ở Ukraine giờ đây cũng chịu số phận tương tự khi chúng đối đầu với bộ binh Nga.

Nga sẽ đối phó xe tăng Mỹ ở Ukraine thế nào? - 3

Điểm yếu của Abrams là gì?

Xe tăng M1A1 Abrams của Ukraine không phải là phiên bản đang được quân đội Mỹ sử dụng mặc dù chúng vẫn có thể bắn đạn xuyên giáp dưới cỡ lõi uranium nghèo. Ngoài M1A1 không được trang bị giáp uranium nghèo (DU) như trên các xe tăng M1A2 của Mỹ.

Abrams của Ukraine được chế tạo từ thân xe và tháp pháo được tân trang lại từ kho dữ trữ chiến lược Sierra ở California, phần lớn lớp giáp tiên tiến nhất đã bị loại bỏ. Do đó những chiếc xe tăng này dễ bị tổn thương trước các hệ thống chống tăng của đối phương.

Từ phía trước, lớp giáp 480 mm của xe tăng Mỹ có thể bị xuyên thủng bằng cách sử dụng các loại đạn xuyên giáp dưới cỡ đang được các dòng xe tăng T-72, T-72B3M, T-80BVM và T-90M của Nga sử dụng.

Phần thân hai bên của Abrams, cũng như hai bên và phía sau tháp pháo và khoang động cơ/cửa hút gió động cơ đến phía sau xe tăng dễ bị tấn công bởi các vũ khí chống tăng cầm tay.

Cuối cùng, lớp giáp phía trước và đỉnh tháp pháo của Abrams rất dễ bị trực thăng Ka-52 và Mil Mi-28 trang bị tên lửa chống tăng Shturm, Ataka và Vikhr tấn công.

Ông Sergey Suvorov, cựu đại tá quân đội Nga đã nghỉ hưu, chuyên về vũ khí chống tăng nói với Sputnik: “Trên hầu hết các mẫu xe bọc thép và thiết bị của phương Tây, các khu vực bên hông và phía sau đều dễ bị tổn thương”.

M1A1 Abrams từng bị phá hủy bởi hỏa lực từ pháo tự động 25 mm trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley và pháo tự động 30 mm của BMP 2. Thậm chí còn có trường hợp một chiếc Abrams ở Iraq bị hạ gục bằng súng máy hạng nặng 12,7 mm DShK.

Theo Suvorov, lớp giáp phía trước của Abrams giúp bảo vệ xe tăng tốt, dù vậy góc nghiêng lớn giữa thân xe và tháp pháo có thể dẫn đến việc đạn chống tăng xuyên qua vị trí này. Ở các vị trí khác như tháp pháo, động cơ và bánh xích của Abrams đều có những điểm yếu có thể khai thác.

“Nếu chúng ta so sánh Abrams với những chiếc Leopard mới nhất thì pháo 120 mm L44 trên Abrams (do công ty Rheinmetall của Đức phát triển) chỉ tương đương xe tăng Leopard 2A4. Ở phiên bản Leopard mới nhất – dòng xe tăng này được trang bị pháo L55 tiên tiến có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, chính xác và hiệu quả hơn nhiều so với L44", Suvorov phân tích.

Theo chuyên gia Nga, các mẫu đạn pháo mới này không thể được sử dụng trên xe tăng Abrams vì sức mạnh do viên đạn tạo ra sẽ làm hỏng khẩu pháo chính.

Ở một khía cạnh khác, ông Suvorov cho rằng động cơ tuabin khí của Abrams có thể sẽ gặp vấn đề ở Ukraine do hệ thống lọc bụi chưa thực sự hoàn hảo. Kinh nghiệm vận hành trong môi trường sa mạc, đặc biệt là ở Iraq đã chỉ ra rằng hệ thống lọc không khí, bụi trên Abram chỉ có thể hoạt động tối đa 15 phút và nó cần được làm sạch hoặc thay thế ngay sau đó.

Cùng với các hệ thống vũ khí nêu trên, Suvorov tin rằng “bất kỳ” vũ khí chống tăng hiện đại nào được trang bị cho quân đội Nga, từ súng chống tăng cầm tay RPG-7 sẽ tạo ra mối đe dọa cho xe tăng Abrams của Ukraine, theo đánh giá của thành tích của họ trong các cuộc chiến tranh của Mỹ trong quá khứ.

Cuối cùng, các điều kiện mà xe tăng sẽ hoạt động ở Ukraine cần được xem xét, bởi xe tăng Mỹ khá nặng lên đến hơn 70 tấn. Nếu thời tiết mưa nhiều và địa hình có nhiều bùn lầy Abrams sẽ không thể cơ động từ đó trở thành “con mồi” cho bộ binh Nga.

Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống