Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu trước những thách thức lớn | Báo Công Thương

 
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị năm 2024 Đề xuất nhiều chính sách đặc thù phát triển công nghiệp quốc phòng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Sự phát triển vững chắc của ngành công nghiệp quốc phòng với công nghệ tiên tiến là nền tảng thiết yếu để châu Âu đạt được một hình thức tự chủ chiến lược nhất định. Khả năng sản xuất các hệ thống vũ khí tiên tiến không chỉ làm tăng hiệu quả của lực lượng vũ trang mà còn củng cố nền tảng kinh tế và công nghệ của châu Âu trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng hiện nay.

Việc chiến sự quay trở lại châu Âu rõ ràng đã cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng hiện thiếu khả năng sản xuất các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ một cuộc xung đột quân sự kéo dài với cường độ cao.

Theo các thống kê, quân đội Đức chỉ có 20.000 đạn pháo 155mm, đủ cho chưa đến 3 ngày chiến đấu, trong khi số lượng lựu đạn sản xuất ở Pháp trong 1 năm tương đương với lượng bắn 1 tuần trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Để đối phó với thiếu hụt về quân sự và công nghiệp này, tất cả các nước châu Âu đều tăng cường hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng.

Đầu tư ngân sách quốc phòng rơi vào “bế tắc”

Các nước châu Âu gần đây đều tăng ngân sách quốc phòng. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các nước châu Âu dự chi tổng cộng 417,8 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng tăng mạnh ở Áo, Phần Lan, Hà Lan, Slovakia, Slovenia, Thụy Điển và Ba Lan, trong đó Ba Lan ghi nhận mức tăng chi tiêu quân sự ấn tượng là 46% trong giai đoạn từ năm 2022-2023.

Chau Au
Chiến sự quay lại châu Âu đã cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng hiện thiếu khả năng sản xuất

Đức đã dành một quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro cho các khoản đầu tư mới vào các dự án vũ khí, nhằm đạt được mục tiêu chi tiêu quốc phòng chiếm 2% GDP. Tổng số tiền mua trang thiết bị quân sự sẽ lên tới hàng trăm tỷ euro, với mức tăng 21,5 tỷ euro (khoảng 33%) từ năm 2022-2023.

Do đó, sự gia tăng chi tiêu quân sự buộc các nước châu Âu phải cố gắng tìm kiếm sự cân bằng giữa một bên là thu hẹp khoảng cách quân sự và công nghiệp trong ngắn hạn và bên còn lại là tập trung vào đổi mới công nghệ trong dài hạn. Tuy nhiên, hai điều này lại mâu thuẫn với nhau.

Trên thực tế, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước châu Âu đã giảm đáng kể ngân sách quốc phòng và yêu cầu ngành công nghiệp tập trung vào sản xuất các hệ thống vũ khí chính xác, phản ứng nhanh và đặc thù dành cho các hoạt động tình báo và trinh sát. Những yêu cầu này được đưa ra bởi thực tế mối quan tâm quân sự của các nước châu Âu đã dần chuyển sang chiến tranh “bất đối xứng”.

Cuộc chiến ở Ukraine đã dẫn đến sự đảo ngược xu hướng và các nước châu Âu đang cố gắng định hướng lại các ngành công nghiệp theo hướng sản xuất vật tư chiến tranh để lấp đầy những khoảng trống về quân sự trong ngắn hạn. Việc đổi mới trọng tâm vào đầu tư ngắn hạn này không phải là một quá trình chuyển đổi dễ dàng trong lĩnh vực này. Trên thực tế, nhiều dây chuyền sản xuất trong các lĩnh vực then chốt (như đạn dược) đã phải đóng cửa do thiếu đơn đặt hàng. Nguyên nhân là các nước châu Âu có xu hướng nhập khẩu từ các nhà sản xuất ngoài châu Âu. Do đó, ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu đã yêu cầu các chính phủ có kế hoạch dài hạn để đảm bảo đủ đơn đặt hàng.

Việc tập trung thu hẹp khoảng cách quân sự trong ngắn hạn có thể dẫn đến đánh giá thấp các khoản đầu tư cần thiết trong dài hạn: năm 2021, các nước châu Âu đã chi tổng cộng 52 tỷ euro đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng, trong đó 43 tỷ euro (82%) được sử dụng để mua thiết bị quân sự và chỉ 9 tỷ euro (18%) được chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Châu Âu thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng

Với doanh thu 119 tỷ euro, 463.000 nhân công và hơn 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, châu Âu là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về công nghiệp quốc phòng, sau Mỹ. Từ năm 2018-2022, 5 nước xuất khẩu lớn nhất Tây Âu, gồm Pháp, Đức, Italia, Anh và Tây Ban Nha, đã cung cấp khoảng 1/4 (24%) tổng lượng vũ khí xuất khẩu toàn cầu. Thị trường quốc phòng châu Âu cũng đã bắt đầu quá trình hội nhập thông qua việc sáp nhập các tập đoàn công nghiệp lớn và thông qua các sáng kiến của châu Âu nhằm thúc đẩy hội nhập thị trường.

Mặc dù quá trình hội nhập thị trường đang diễn ra, các nước châu Âu vẫn tiếp tục mua hàng nhiều hơn từ các nhà cung cấp ngoài Liên minh châu Âu (EU) so với các nhà cung cấp nội khối. Theo đó, lượng mua từ các nước ngoài EU chiếm 70% tổng lượng mua trong giai đoạn 2022-2023, trong đó 63% là từ một nhà cung cấp duy nhất, là Mỹ.

Việc cân nhắc đầy khó khăn giữa đầu tư ngắn hạn hay dài hạn có thể là một trong những lý do khiến các nước châu Âu tiếp tục mua hàng từ các nhà cung cấp ngoài châu Âu, nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Do sự phức tạp về công nghệ và cần có sự đầu tư lớn để có khả năng trong lĩnh vực này, ngành công nghiệp quốc phòng tập trung vào một số tập đoàn công nghiệp lớn. Ở châu Âu, các tập đoàn lớn chủ yếu đặt trụ sở tại 2 quốc gia lớn nhất (Pháp và Đức) và một số quốc gia khác (gồm cả Italia). Phần còn lại của châu Âu không có cơ sở công nghiệp quốc phòng nào đáng kể.

Bên cạnh đó, khi đề cập đến sự hội nhập của thị trường quốc phòng hoặc quyền tự chủ chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng của châu Âu, thực ra người ta đang đề cập đến một ngành có sự tập trung cao độ ở một số quốc gia lớn. Do đó, điều này khiến các nước châu Âu vừa và nhỏ không có ngành công nghiệp quốc phòng mạnh buộc phải đa dạng hóa nguồn cung cấp, vừa từ các ngành công nghiệp châu Âu và vừa từ các nhà sản xuất ngoài châu Âu.

Những quốc gia này thiếu các biện pháp khuyến khích mang tính cấu trúc để hỗ trợ hội nhập thị trường, điều này có thể khiến họ bị hạn chế trong lựa chọn. Thách thức đối với những người ra quyết định ở châu Âu là việc khuyến khích các tập đoàn công nghiệp lớn liên kết chuỗi giá trị của họ với các nhà thầu phụ của các nước châu Âu vừa và nhỏ, để giảm thiểu thiệt hại mà các quốc gia và tập đoàn này phải gánh chịu do sự hội nhập sâu rộng hơn của thị trường châu Âu.

Mới đây, EU đã vạch ra các kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng và tìm cách giúp các quốc gia thành viên thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào sự bảo trợ từ Mỹ.

Các kế hoạch của Ủy ban châu Âu (EC) tập trung vào việc hợp lý hóa chính sách mua sắm vũ khí của 27 quốc gia thành viên EU và tăng cường sản xuất vũ khí trị giá hàng tỷ USD.

Phó Chủ tịch EC Margrethe Vestager cho biết, trong 16 tháng đầu tiên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, các quốc gia thành viên đã chi hơn 100 tỷ euro cho quốc phòng. Gần 80% trong số đó được chi cho các hợp đồng bên ngoài EU và Mỹ đã chiếm hơn 60% hợp đồng này.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho rằng: “Sau nhiều thập kỷ chi tiêu thấp, chúng ta phải đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng. Chúng ta cần phải làm điều đó tốt hơn và cùng nhau. Một ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu mạnh mẽ, kiên cường và cạnh tranh là một mệnh lệnh chiến lược”.

Theo đề xuất, 27 quốc gia thành viên sẽ cùng mua ít nhất 40% thiết bị quốc phòng và đảm bảo 35% giá trị quốc phòng dành cho thương mại nội bộ vào năm 2030.

Thanh Bình
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị năm 2024 Đề xuất nhiều chính sách đặc thù phát triển công nghiệp quốc phòng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Sự phát triển vững chắc của ngành công nghiệp quốc phòng với công nghệ tiên tiến là nền tảng thiết yếu để châu Âu đạt được một hình thức tự chủ chiến lược nhất định. Khả năng sản xuất các hệ thống vũ khí tiên tiến không chỉ làm tăng hiệu quả của lực lượng vũ trang mà còn củng cố nền tảng kinh tế và công nghệ của châu Âu trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng hiện nay.

Việc chiến sự quay trở lại châu Âu rõ ràng đã cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng hiện thiếu khả năng sản xuất các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ một cuộc xung đột quân sự kéo dài với cường độ cao.

Theo các thống kê, quân đội Đức chỉ có 20.000 đạn pháo 155mm, đủ cho chưa đến 3 ngày chiến đấu, trong khi số lượng lựu đạn sản xuất ở Pháp trong 1 năm tương đương với lượng bắn 1 tuần trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Để đối phó với thiếu hụt về quân sự và công nghiệp này, tất cả các nước châu Âu đều tăng cường hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng.

Đầu tư ngân sách quốc phòng rơi vào “bế tắc”

Các nước châu Âu gần đây đều tăng ngân sách quốc phòng. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các nước châu Âu dự chi tổng cộng 417,8 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng tăng mạnh ở Áo, Phần Lan, Hà Lan, Slovakia, Slovenia, Thụy Điển và Ba Lan, trong đó Ba Lan ghi nhận mức tăng chi tiêu quân sự ấn tượng là 46% trong giai đoạn từ năm 2022-2023.

Chau Au
Chiến sự quay lại châu Âu đã cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng hiện thiếu khả năng sản xuất

Đức đã dành một quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro cho các khoản đầu tư mới vào các dự án vũ khí, nhằm đạt được mục tiêu chi tiêu quốc phòng chiếm 2% GDP. Tổng số tiền mua trang thiết bị quân sự sẽ lên tới hàng trăm tỷ euro, với mức tăng 21,5 tỷ euro (khoảng 33%) từ năm 2022-2023.

Do đó, sự gia tăng chi tiêu quân sự buộc các nước châu Âu phải cố gắng tìm kiếm sự cân bằng giữa một bên là thu hẹp khoảng cách quân sự và công nghiệp trong ngắn hạn và bên còn lại là tập trung vào đổi mới công nghệ trong dài hạn. Tuy nhiên, hai điều này lại mâu thuẫn với nhau.

Trên thực tế, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước châu Âu đã giảm đáng kể ngân sách quốc phòng và yêu cầu ngành công nghiệp tập trung vào sản xuất các hệ thống vũ khí chính xác, phản ứng nhanh và đặc thù dành cho các hoạt động tình báo và trinh sát. Những yêu cầu này được đưa ra bởi thực tế mối quan tâm quân sự của các nước châu Âu đã dần chuyển sang chiến tranh “bất đối xứng”.

Cuộc chiến ở Ukraine đã dẫn đến sự đảo ngược xu hướng và các nước châu Âu đang cố gắng định hướng lại các ngành công nghiệp theo hướng sản xuất vật tư chiến tranh để lấp đầy những khoảng trống về quân sự trong ngắn hạn. Việc đổi mới trọng tâm vào đầu tư ngắn hạn này không phải là một quá trình chuyển đổi dễ dàng trong lĩnh vực này. Trên thực tế, nhiều dây chuyền sản xuất trong các lĩnh vực then chốt (như đạn dược) đã phải đóng cửa do thiếu đơn đặt hàng. Nguyên nhân là các nước châu Âu có xu hướng nhập khẩu từ các nhà sản xuất ngoài châu Âu. Do đó, ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu đã yêu cầu các chính phủ có kế hoạch dài hạn để đảm bảo đủ đơn đặt hàng.

Việc tập trung thu hẹp khoảng cách quân sự trong ngắn hạn có thể dẫn đến đánh giá thấp các khoản đầu tư cần thiết trong dài hạn: năm 2021, các nước châu Âu đã chi tổng cộng 52 tỷ euro đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng, trong đó 43 tỷ euro (82%) được sử dụng để mua thiết bị quân sự và chỉ 9 tỷ euro (18%) được chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Châu Âu thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng

Với doanh thu 119 tỷ euro, 463.000 nhân công và hơn 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, châu Âu là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về công nghiệp quốc phòng, sau Mỹ. Từ năm 2018-2022, 5 nước xuất khẩu lớn nhất Tây Âu, gồm Pháp, Đức, Italia, Anh và Tây Ban Nha, đã cung cấp khoảng 1/4 (24%) tổng lượng vũ khí xuất khẩu toàn cầu. Thị trường quốc phòng châu Âu cũng đã bắt đầu quá trình hội nhập thông qua việc sáp nhập các tập đoàn công nghiệp lớn và thông qua các sáng kiến của châu Âu nhằm thúc đẩy hội nhập thị trường.

Mặc dù quá trình hội nhập thị trường đang diễn ra, các nước châu Âu vẫn tiếp tục mua hàng nhiều hơn từ các nhà cung cấp ngoài Liên minh châu Âu (EU) so với các nhà cung cấp nội khối. Theo đó, lượng mua từ các nước ngoài EU chiếm 70% tổng lượng mua trong giai đoạn 2022-2023, trong đó 63% là từ một nhà cung cấp duy nhất, là Mỹ.

Việc cân nhắc đầy khó khăn giữa đầu tư ngắn hạn hay dài hạn có thể là một trong những lý do khiến các nước châu Âu tiếp tục mua hàng từ các nhà cung cấp ngoài châu Âu, nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Do sự phức tạp về công nghệ và cần có sự đầu tư lớn để có khả năng trong lĩnh vực này, ngành công nghiệp quốc phòng tập trung vào một số tập đoàn công nghiệp lớn. Ở châu Âu, các tập đoàn lớn chủ yếu đặt trụ sở tại 2 quốc gia lớn nhất (Pháp và Đức) và một số quốc gia khác (gồm cả Italia). Phần còn lại của châu Âu không có cơ sở công nghiệp quốc phòng nào đáng kể.

Bên cạnh đó, khi đề cập đến sự hội nhập của thị trường quốc phòng hoặc quyền tự chủ chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng của châu Âu, thực ra người ta đang đề cập đến một ngành có sự tập trung cao độ ở một số quốc gia lớn. Do đó, điều này khiến các nước châu Âu vừa và nhỏ không có ngành công nghiệp quốc phòng mạnh buộc phải đa dạng hóa nguồn cung cấp, vừa từ các ngành công nghiệp châu Âu và vừa từ các nhà sản xuất ngoài châu Âu.

Những quốc gia này thiếu các biện pháp khuyến khích mang tính cấu trúc để hỗ trợ hội nhập thị trường, điều này có thể khiến họ bị hạn chế trong lựa chọn. Thách thức đối với những người ra quyết định ở châu Âu là việc khuyến khích các tập đoàn công nghiệp lớn liên kết chuỗi giá trị của họ với các nhà thầu phụ của các nước châu Âu vừa và nhỏ, để giảm thiểu thiệt hại mà các quốc gia và tập đoàn này phải gánh chịu do sự hội nhập sâu rộng hơn của thị trường châu Âu.

Mới đây, EU đã vạch ra các kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng và tìm cách giúp các quốc gia thành viên thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào sự bảo trợ từ Mỹ.

Các kế hoạch của Ủy ban châu Âu (EC) tập trung vào việc hợp lý hóa chính sách mua sắm vũ khí của 27 quốc gia thành viên EU và tăng cường sản xuất vũ khí trị giá hàng tỷ USD.

Phó Chủ tịch EC Margrethe Vestager cho biết, trong 16 tháng đầu tiên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, các quốc gia thành viên đã chi hơn 100 tỷ euro cho quốc phòng. Gần 80% trong số đó được chi cho các hợp đồng bên ngoài EU và Mỹ đã chiếm hơn 60% hợp đồng này.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho rằng: “Sau nhiều thập kỷ chi tiêu thấp, chúng ta phải đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng. Chúng ta cần phải làm điều đó tốt hơn và cùng nhau. Một ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu mạnh mẽ, kiên cường và cạnh tranh là một mệnh lệnh chiến lược”.

Theo đề xuất, 27 quốc gia thành viên sẽ cùng mua ít nhất 40% thiết bị quốc phòng và đảm bảo 35% giá trị quốc phòng dành cho thương mại nội bộ vào năm 2030.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống