Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa CNQP | Báo Công Thương

 
Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Thời gian qua, năng lực của công nghiệp quốc phòng của chúng ta đã được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước giao phó, góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia.

Thế nhưng, đó chỉ là bước đầu khả quan của nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa cấp bách, có tính chiến lược lâu dài. Để có thể đẩy nhanh hơn nữa các chương trình phát triển công nghiệp quốc phòng thì nòng cốt vẫn phải là phát triển con người. Thế nhưng, công cuộc xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại của chúng ta đã bị các thế lực thù địch xuyên tạc rằng mục đích của các hợp đồng mua bán vũ khí, trang bị cho quân đội và công an; xây dựng các nhà máy hiện đại, sản xuất các loại vũ khí mạnh để bảo vệ Tổ quốc là Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh để chống lại một nước thứ ba, khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực… Luận điệu lố bịch, hết sức phản động.

Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Những câu chuyện được các thế lực thù địch thêu dệt để chống phá quan điểm hiện đại hóa nền quốc phòng

Với những lập luận theo lối “đánh lận con đen”, các thế lực thù địch thêu dệt, xuyên tạc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; cho rằng: Đảng, Nhà nước ta vì sợ mất vị trí, vai trò lãnh đạo, cầm quyền đất nước và xã hội mà ám ảnh, hù dọa về âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, về nguy cơ xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược... lấy đó làm cái cớ để tuyệt đối hóa, đề cao nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, xem nhẹ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thâm hiểm hơn, các thế lực thù địch còn rắp tâm quy kết: Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại là bị “cuốn theo” hoặc “khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực”; từ đó, mưu đồ “chống lại một nước thứ ba”. Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch còn xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta tập trung quá nhiều nguồn lực cho việc xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, “ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân vốn đã có nhiều khó khăn, thiếu thốn”; đồng thời, làm nảy sinh các tiêu cực, như: đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng không thể kiểm soát được, làm cho đất nước rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu....

Nhằm tạo tâm lý hoài nghi, sự mâu thuẫn trong nhận thức của nhân dân đối với chủ trương của Đảng về xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân hiện đại, chúng kích động tư tưởng đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với việc xây dựng quân đội, công an nói riêng và sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc nói chung.

Thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội, các thế lực thù địch đưa ra quan điểm: “Quân đội nên trung lập, đứng ngoài chính trị” và “chỉ tuân theo pháp luật” như quân đội các nước phương Tây. Đồng thời, xuyên tạc, phủ nhận bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp, mục tiêu lý tưởng, chức năng, nhiệm vụ của quân đội nhân dân; thổi phồng hạn chế, khuyết điểm và vu cáo, nói xấu, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy cao cấp của quân đội ta, tạo ra sự nghi ngờ, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng với mục đích phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để gia tăng hiệu quả, họ kích động các phần tử cơ hội, bất mãn lợi dụng mạng xã hội tấn công liên tục với cường độ cao, tạo sức ép dư luận, làm cho Đảng ta phải “điều chỉnh” quan điểm về quốc phòng, an ninh theo ý đồ của họ.

Những thủ đoạn trên của các thế lực thù địch là đặc biệt nguy hiểm, gây hoang mang, tạo sự nghi ngờ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào đường lối quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc và phương hướng xây dựng quân đội, công an hiện đại của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, tác động tiêu cực đến quá trình triển khai, thực hiện đường lối của Đảng về quốc phòng, an ninh; kìm hãm và gây bất lợi cho ta trong quan hệ quốc tế và đối ngoại quân sự, quốc phòng, an ninh, nhất là với các nước lớn, các nước trong khu vực, cũng như bảo đảm hòa bình cho sự ổn định, phát triển đất nước... Từ đó, họ hướng lái tư tưởng xây dựng quân đội theo mô hình phương Tây; khơi dậy sự “mong ngóng” trong xã hội về sự liên kết, hỗ trợ, “giúp đỡ” của cường quốc để hiện đại hóa Quân đội, tác động tiêu cực, cản trở sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Một sự thật hiển nhiên không thể bác bỏ: trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với sự xuất hiện của các hình thái chiến tranh hiện đại và phương thức tác chiến mới; nhiều nước trong khu vực và trên thế giới gia tăng đầu tư cho quốc phòng, đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, công an, tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, còn là yếu tố trực tiếp tạo lập môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Đặc biệt, để ứng phó kịp thời với các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đang nổi lên ngày càng gay gắt, vấn đề tăng cường quốc phòng, an ninh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Như vậy, Đảng ta xác định “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó quân đội nhân dân và công an nhân dân là nòng cốt” là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với khả năng của nền kinh tế, trình độ khoa học - công nghệ của đất nước và xu thế của khu vực, thế giới. Chủ trương này vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài, vừa đáp ứng sự mong mỏi, nguyện vọng chính đáng và giải đáp những băn khoăn, vướng mắc trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an và nhân dân ta.

Bên cạnh đó, thực tiễn lịch sử đã minh chứng, dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với sự thôn tính, xâm lăng của các thế lực ngoại bang có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần; vì vậy, “lo giữ nước từ khi nước chưa nguy” là tư tưởng lớn và là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Kế thừa kinh nghiệm, truyền thống ấy và xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển và nâng lên tầm cao mới thành kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và được thể hiện tập trung trong hệ thống các chiến lược về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Đây là cơ sở, tiền đề tất yếu khách quan, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đem lại cho nhân dân ta cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc.

Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp được hợp thành từ nhiều yếu tố, trong đó tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò cốt yếu, trực tiếp. Vì vậy, xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là yêu cầu tất yếu khách quan, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, tranh chấp biên giới, chủ quyền biển, đảo,… diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng quyết liệt, khó dự báo. Việt Nam xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là nhằm mục đích tự vệ, thể hiện tính chất hòa bình, chính nghĩa, không phải là “khơi mào” cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, để “chống lại một nước thứ ba” nào đó, làm cho tình hình trở nên phức tạp và “nóng” hơn như sự xuyên tạc xảo trá theo kiểu “gắp lửa bỏ tay người” của các thế lực thù địch.

Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta: xây dựng quân đội hiện đại không chỉ về vũ khí trang bị, mà hiện đại trên tất cả các nội dung cấu thành sức mạnh chiến đấu của Quân đội trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó còn là sự quán triệt sâu sắc quan điểm “người trước, súng sau”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí, trang bị. Nếu xa rời những nguyên tắc, yêu cầu trên sẽ dẫn đến xây dựng quân đội theo hướng quân đội “nhà nghề” như sự hô hào của các thế lực thù địch “quân đội nên trung lập, đứng ngoài chính trị”, sẽ làm cho quân đội ta mất phương hướng chính trị, không những không tăng cường được sức mạnh chiến đấu và bản chất giai cấp công nhân, mà còn dẫn đến những nguy hại khôn lường. Vì thế, những luận điệu xuyên tạc quan điểm về quốc phòng, an ninh của Đảng ta cần kiên quyết bác bỏ.

Phát triển nền công nghiệp quốc phòng theo hướng chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại

Những năm tới, tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, các nước lớn tăng cường điều chỉnh chiến lược, cạnh tranh quyết liệt. Xung đột vũ trang, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tấn công mạng diễn ra gay gắt. Sự phát triển mạnh mẽ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động sâu sắc đến khoa học - công nghệ quân sự; nhiều loại vũ khí mới ra đời, xu hướng chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, chiến tranh từ xa là phổ biến, đặt ra những yêu cầu mới, cấp thiết về quốc phòng và công nghiệp quốc phòng của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trước bối cảnh đó, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta chủ trương xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng theo hướng chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại; đủ năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật có tính năng kỹ, chiến thuật cao theo yêu cầu trang bị cho lực lượng vũ trang, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng quân đội hiện đại.

Trong suốt những năm qua, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng hay Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội luôn coi trọng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp quốc phòng có chất lượng cao. Hiện nay, lãnh đạo các nhà máy, viện nghiên cứu trong ở những nơi này đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ quân sự có trình độ cao trên các lĩnh vực trọng điểm, đặc thù, mũi nhọn, công nghệ cao; cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật giỏi, lành nghề.

Trong chuyến khảo sát thực tế tại một số nhà máy, viện nghiên cứu, viện công nghệ của Tổng cục Công nghiệp, phóng viên đã được gặp những kỹ sư đóng tàu quân sự hàng đầu như Trung tá Phạm Thành Trung, mặc dù tuổi còn rất trẻ nhưng đã trở thành Tổng công trình sư, đóng được nhiều loại tàu quân sự hoạt động trong nước, thậm chí đã xuất khẩu và được các đối tác đánh giá rất cao. Chúng tôi cũng đã gặp những Tiến sĩ ở Viện thuốc phóng, thuốc nổ tuổi đời mới ngoài 30 nhưng đã làm chủ nhiều đề tài cấp Bộ Quốc phòng, cấp Tổng cục... Những kỹ sư như Hà Trung Hữu ở Nhà máy Z181, Võ Tá Nam ở Nhà máy Z195 và cả những người công nhân năm nào cũng cả chục sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở Nhà máy Z175... Họ chính là những nhân tố mới tiêu biểu trong đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành, chuyên viên kỹ thuật giỏi, là hạt nhân của các nhà máy, là hạt nhân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng.

Chính từ tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, vượt mọi khó khăn, học tập nữa, học tập mãi, sáng tạo, tự chủ, tự khắc phục khó khăn, dám nghĩ, dám làm ấy mà ngay từ ngày đầu, những cán bộ, kỹ sư, công nhân ngành Quân giới đã nỗ lực tìm mọi cách tiếp cận tri thức khoa học kỹ thuật quân sự, tạo nên các hình mẫu các cơ sở sản xuất vũ khí đặc biệt Việt Nam, sản xuất được nhiều loại vũ khí theo cách riêng của mình; sửa chữa các loại vũ khí, phục vụ tốt nhất cho yêu cầu tác chiến của bộ đội qua các thời kỳ. Kể từ những ngày đầu cho tới tận bây giời, để đứng vững và phát triển, đáp ứng yêu cầu sản xuất vũ khí ngày càng cao, cán bộ, công nhân ngành Quân giới đã không chỉ sáng tạo trong kỹ thuật, công nghệ, mà còn vô cùng linh hoạt, khoa học trong tổ chức, quản lý sản xuất.

Trở lại câu chuyện ở Viện HKVT (Hàng không vũ trụ) Viettel, các kỹ sư ở đây đều khẳng định: Con người là yếu tố quyết định để xây dựng nên công nghiếp quốc phòng công nghệ cao. Để làm lên thành công bước đầu quan trọng ở viện, Trung tá Hoàng Văn Đức cho biết, hiện viện có đội ngũ kỹ sư rất hùng hậu, với nhiều con người giỏi và tràn đầy nhiệt huyết. Với những chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài, Viện HKVT Viettel đã quy tụ được nhiều chuyên gia giỏi, hàng đầu trong lĩnh vực HKVT, với 10% quân số là tiến sĩ; trên 20% là thạc sĩ; trong đó có những nhân sự từng làm việc ở những công ty hàng không hàng đầu thế giới, như: Boeing, Airbus... Viện HKVT Viettel cũng là môi trường làm việc chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, các quy trình, tiêu chuẩn nghiêm ngặt được các tổ chức thế giới công nhận (AS 9100D và ISO 9001:2015).

Sự thành công trên của Viện HKVT Viettel đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có khả năng làm chủ các sản phẩm công nghiệp quốc phòng công nghệ cao; khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của người Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh không một quốc gia nào muốn chia sẻ các bí quyết về công nghệ cao và đặc biệt là công nghệ về hàng không vũ trụ. Sự thành công hôm nay cũng cho thấy tinh thần làm việc, sự chủ động, sáng tạo của từng kỹ sư, từng cán bộ lãnh đạo ở viện nói riêng, tập đoàn Viettel nói chung. Nói một cách vui vui như kỹ sư Anh Đức chia sẻ vui với chúng tôi: Sáng tạo là nhu cầu, trách nhiệm và danh dự của mỗi kỹ sư ở Viện Hàng không vũ trụ.

Hoa Huyền
Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Thời gian qua, năng lực của công nghiệp quốc phòng của chúng ta đã được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước giao phó, góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia.

Thế nhưng, đó chỉ là bước đầu khả quan của nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa cấp bách, có tính chiến lược lâu dài. Để có thể đẩy nhanh hơn nữa các chương trình phát triển công nghiệp quốc phòng thì nòng cốt vẫn phải là phát triển con người. Thế nhưng, công cuộc xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại của chúng ta đã bị các thế lực thù địch xuyên tạc rằng mục đích của các hợp đồng mua bán vũ khí, trang bị cho quân đội và công an; xây dựng các nhà máy hiện đại, sản xuất các loại vũ khí mạnh để bảo vệ Tổ quốc là Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh để chống lại một nước thứ ba, khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực… Luận điệu lố bịch, hết sức phản động.

Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Những câu chuyện được các thế lực thù địch thêu dệt để chống phá quan điểm hiện đại hóa nền quốc phòng

Với những lập luận theo lối “đánh lận con đen”, các thế lực thù địch thêu dệt, xuyên tạc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; cho rằng: Đảng, Nhà nước ta vì sợ mất vị trí, vai trò lãnh đạo, cầm quyền đất nước và xã hội mà ám ảnh, hù dọa về âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, về nguy cơ xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược... lấy đó làm cái cớ để tuyệt đối hóa, đề cao nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, xem nhẹ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thâm hiểm hơn, các thế lực thù địch còn rắp tâm quy kết: Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại là bị “cuốn theo” hoặc “khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực”; từ đó, mưu đồ “chống lại một nước thứ ba”. Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch còn xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta tập trung quá nhiều nguồn lực cho việc xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, “ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân vốn đã có nhiều khó khăn, thiếu thốn”; đồng thời, làm nảy sinh các tiêu cực, như: đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng không thể kiểm soát được, làm cho đất nước rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu....

Nhằm tạo tâm lý hoài nghi, sự mâu thuẫn trong nhận thức của nhân dân đối với chủ trương của Đảng về xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân hiện đại, chúng kích động tư tưởng đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với việc xây dựng quân đội, công an nói riêng và sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc nói chung.

Thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội, các thế lực thù địch đưa ra quan điểm: “Quân đội nên trung lập, đứng ngoài chính trị” và “chỉ tuân theo pháp luật” như quân đội các nước phương Tây. Đồng thời, xuyên tạc, phủ nhận bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp, mục tiêu lý tưởng, chức năng, nhiệm vụ của quân đội nhân dân; thổi phồng hạn chế, khuyết điểm và vu cáo, nói xấu, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy cao cấp của quân đội ta, tạo ra sự nghi ngờ, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng với mục đích phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để gia tăng hiệu quả, họ kích động các phần tử cơ hội, bất mãn lợi dụng mạng xã hội tấn công liên tục với cường độ cao, tạo sức ép dư luận, làm cho Đảng ta phải “điều chỉnh” quan điểm về quốc phòng, an ninh theo ý đồ của họ.

Những thủ đoạn trên của các thế lực thù địch là đặc biệt nguy hiểm, gây hoang mang, tạo sự nghi ngờ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào đường lối quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc và phương hướng xây dựng quân đội, công an hiện đại của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, tác động tiêu cực đến quá trình triển khai, thực hiện đường lối của Đảng về quốc phòng, an ninh; kìm hãm và gây bất lợi cho ta trong quan hệ quốc tế và đối ngoại quân sự, quốc phòng, an ninh, nhất là với các nước lớn, các nước trong khu vực, cũng như bảo đảm hòa bình cho sự ổn định, phát triển đất nước... Từ đó, họ hướng lái tư tưởng xây dựng quân đội theo mô hình phương Tây; khơi dậy sự “mong ngóng” trong xã hội về sự liên kết, hỗ trợ, “giúp đỡ” của cường quốc để hiện đại hóa Quân đội, tác động tiêu cực, cản trở sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Một sự thật hiển nhiên không thể bác bỏ: trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với sự xuất hiện của các hình thái chiến tranh hiện đại và phương thức tác chiến mới; nhiều nước trong khu vực và trên thế giới gia tăng đầu tư cho quốc phòng, đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, công an, tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, còn là yếu tố trực tiếp tạo lập môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Đặc biệt, để ứng phó kịp thời với các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đang nổi lên ngày càng gay gắt, vấn đề tăng cường quốc phòng, an ninh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Như vậy, Đảng ta xác định “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó quân đội nhân dân và công an nhân dân là nòng cốt” là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với khả năng của nền kinh tế, trình độ khoa học - công nghệ của đất nước và xu thế của khu vực, thế giới. Chủ trương này vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài, vừa đáp ứng sự mong mỏi, nguyện vọng chính đáng và giải đáp những băn khoăn, vướng mắc trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an và nhân dân ta.

Bên cạnh đó, thực tiễn lịch sử đã minh chứng, dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với sự thôn tính, xâm lăng của các thế lực ngoại bang có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần; vì vậy, “lo giữ nước từ khi nước chưa nguy” là tư tưởng lớn và là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Kế thừa kinh nghiệm, truyền thống ấy và xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển và nâng lên tầm cao mới thành kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và được thể hiện tập trung trong hệ thống các chiến lược về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Đây là cơ sở, tiền đề tất yếu khách quan, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đem lại cho nhân dân ta cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc.

Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp được hợp thành từ nhiều yếu tố, trong đó tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò cốt yếu, trực tiếp. Vì vậy, xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là yêu cầu tất yếu khách quan, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, tranh chấp biên giới, chủ quyền biển, đảo,… diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng quyết liệt, khó dự báo. Việt Nam xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là nhằm mục đích tự vệ, thể hiện tính chất hòa bình, chính nghĩa, không phải là “khơi mào” cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, để “chống lại một nước thứ ba” nào đó, làm cho tình hình trở nên phức tạp và “nóng” hơn như sự xuyên tạc xảo trá theo kiểu “gắp lửa bỏ tay người” của các thế lực thù địch.

Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta: xây dựng quân đội hiện đại không chỉ về vũ khí trang bị, mà hiện đại trên tất cả các nội dung cấu thành sức mạnh chiến đấu của Quân đội trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó còn là sự quán triệt sâu sắc quan điểm “người trước, súng sau”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí, trang bị. Nếu xa rời những nguyên tắc, yêu cầu trên sẽ dẫn đến xây dựng quân đội theo hướng quân đội “nhà nghề” như sự hô hào của các thế lực thù địch “quân đội nên trung lập, đứng ngoài chính trị”, sẽ làm cho quân đội ta mất phương hướng chính trị, không những không tăng cường được sức mạnh chiến đấu và bản chất giai cấp công nhân, mà còn dẫn đến những nguy hại khôn lường. Vì thế, những luận điệu xuyên tạc quan điểm về quốc phòng, an ninh của Đảng ta cần kiên quyết bác bỏ.

Phát triển nền công nghiệp quốc phòng theo hướng chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại

Những năm tới, tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, các nước lớn tăng cường điều chỉnh chiến lược, cạnh tranh quyết liệt. Xung đột vũ trang, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tấn công mạng diễn ra gay gắt. Sự phát triển mạnh mẽ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động sâu sắc đến khoa học - công nghệ quân sự; nhiều loại vũ khí mới ra đời, xu hướng chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, chiến tranh từ xa là phổ biến, đặt ra những yêu cầu mới, cấp thiết về quốc phòng và công nghiệp quốc phòng của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trước bối cảnh đó, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta chủ trương xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng theo hướng chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại; đủ năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật có tính năng kỹ, chiến thuật cao theo yêu cầu trang bị cho lực lượng vũ trang, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng quân đội hiện đại.

Trong suốt những năm qua, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng hay Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội luôn coi trọng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp quốc phòng có chất lượng cao. Hiện nay, lãnh đạo các nhà máy, viện nghiên cứu trong ở những nơi này đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ quân sự có trình độ cao trên các lĩnh vực trọng điểm, đặc thù, mũi nhọn, công nghệ cao; cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật giỏi, lành nghề.

Trong chuyến khảo sát thực tế tại một số nhà máy, viện nghiên cứu, viện công nghệ của Tổng cục Công nghiệp, phóng viên đã được gặp những kỹ sư đóng tàu quân sự hàng đầu như Trung tá Phạm Thành Trung, mặc dù tuổi còn rất trẻ nhưng đã trở thành Tổng công trình sư, đóng được nhiều loại tàu quân sự hoạt động trong nước, thậm chí đã xuất khẩu và được các đối tác đánh giá rất cao. Chúng tôi cũng đã gặp những Tiến sĩ ở Viện thuốc phóng, thuốc nổ tuổi đời mới ngoài 30 nhưng đã làm chủ nhiều đề tài cấp Bộ Quốc phòng, cấp Tổng cục... Những kỹ sư như Hà Trung Hữu ở Nhà máy Z181, Võ Tá Nam ở Nhà máy Z195 và cả những người công nhân năm nào cũng cả chục sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở Nhà máy Z175... Họ chính là những nhân tố mới tiêu biểu trong đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành, chuyên viên kỹ thuật giỏi, là hạt nhân của các nhà máy, là hạt nhân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng.

Chính từ tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, vượt mọi khó khăn, học tập nữa, học tập mãi, sáng tạo, tự chủ, tự khắc phục khó khăn, dám nghĩ, dám làm ấy mà ngay từ ngày đầu, những cán bộ, kỹ sư, công nhân ngành Quân giới đã nỗ lực tìm mọi cách tiếp cận tri thức khoa học kỹ thuật quân sự, tạo nên các hình mẫu các cơ sở sản xuất vũ khí đặc biệt Việt Nam, sản xuất được nhiều loại vũ khí theo cách riêng của mình; sửa chữa các loại vũ khí, phục vụ tốt nhất cho yêu cầu tác chiến của bộ đội qua các thời kỳ. Kể từ những ngày đầu cho tới tận bây giời, để đứng vững và phát triển, đáp ứng yêu cầu sản xuất vũ khí ngày càng cao, cán bộ, công nhân ngành Quân giới đã không chỉ sáng tạo trong kỹ thuật, công nghệ, mà còn vô cùng linh hoạt, khoa học trong tổ chức, quản lý sản xuất.

Trở lại câu chuyện ở Viện HKVT (Hàng không vũ trụ) Viettel, các kỹ sư ở đây đều khẳng định: Con người là yếu tố quyết định để xây dựng nên công nghiếp quốc phòng công nghệ cao. Để làm lên thành công bước đầu quan trọng ở viện, Trung tá Hoàng Văn Đức cho biết, hiện viện có đội ngũ kỹ sư rất hùng hậu, với nhiều con người giỏi và tràn đầy nhiệt huyết. Với những chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài, Viện HKVT Viettel đã quy tụ được nhiều chuyên gia giỏi, hàng đầu trong lĩnh vực HKVT, với 10% quân số là tiến sĩ; trên 20% là thạc sĩ; trong đó có những nhân sự từng làm việc ở những công ty hàng không hàng đầu thế giới, như: Boeing, Airbus... Viện HKVT Viettel cũng là môi trường làm việc chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, các quy trình, tiêu chuẩn nghiêm ngặt được các tổ chức thế giới công nhận (AS 9100D và ISO 9001:2015).

Sự thành công trên của Viện HKVT Viettel đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có khả năng làm chủ các sản phẩm công nghiệp quốc phòng công nghệ cao; khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của người Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh không một quốc gia nào muốn chia sẻ các bí quyết về công nghệ cao và đặc biệt là công nghệ về hàng không vũ trụ. Sự thành công hôm nay cũng cho thấy tinh thần làm việc, sự chủ động, sáng tạo của từng kỹ sư, từng cán bộ lãnh đạo ở viện nói riêng, tập đoàn Viettel nói chung. Nói một cách vui vui như kỹ sư Anh Đức chia sẻ vui với chúng tôi: Sáng tạo là nhu cầu, trách nhiệm và danh dự của mỗi kỹ sư ở Viện Hàng không vũ trụ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống