Trong một bài bình luận trên tờ Wall Street Journal vào tháng 7, cựu giám đốc điều hành Google Eric Schmidt, việc các bên tham chiến ở xung đột Ukraine sử dụng UAV “cảm tử” trên diện rộng đã cho thấy tương lai của chiến tranh. UAV sẽ dần thay thế các đơn vị hỏa lực thông thường như pháo binh cho đến không quân.
Theo như nhận định của Eric Schmidt, UAV cảm tử hoặc UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) giúp mở rộng khả năng tác chiến cho binh sĩ, chúng có độ chính xác cao và chi phí trang bị thấp.
“Được triển khai với số lượng lớn, UAV FPV rẻ hơn đạn súng cối và chính xác hơn hỏa lực của pháo binh. Một UAV cỡ nhỏ có giá chỉ khoảng 400 USD nhưng có thể mang theo tới 1,3kg thuốc nổ”, ông Schmidt viết.
Nhanh hơn và rẻ hơn
Theo như phân tích của Schmidt, UAV “cảm tử” hoặc các phương tiện chiến đấu tương tự có thể thay thế các nền tảng vũ khí và hỗ trợ hỏa lực truyền thống trên chiến trường với chi phí thấp hơn nhiều. So với ba thập kỷ trước công nghệ UAV ngày nay đang gần đạt tới điểm cuối.
Còn theo cây bút mảng quốc phòng David Hambling của tờ Forbes, phân tích của Eric Schmidt về công nghệ UAV cũng như tương lai của nó hoàn toàn đúng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, giá thành mỗi chiếc UAV ngày một rẻ hơn, chỉ từ 200 USD đến 700 USD. Trong khi đó việc điều khiển UAV cũng trở nên dễ dàng hơn qua kính hiển thị góc nhìn thứ nhất.
Một UAV FPV mạnh mẽ với bốn động cơ có thể mang theo một quả đạn súng chống tăng PG-7V hoặc RKG-3 đủ sức thổi bay một chiếc xe tăng. Một số mẫu UAV thậm chí còn tải được 2,2kg thuốc nổ. Tầm hoạt động của UAV FPV có thể lên đến trên dưới 10km.
Về cơ bản binh sĩ trên chiến trường có thể chỉ mất vài giây để xác định và gửi UAV FPV đến tấn công mục tiêu. Điều này có thể mất đến hơn 30 phút đối với một đơn vị pháo binh trong khi đó họ còn phải hiệu chỉnh tọa độ sau từng phát bắn.
Cựu CEO Google cũng cho rằng UAV FPV rẻ hơn nhiều so với một quả đạn cối. Theo số liệu ngân sách đạn dược năm 2024 của Lầu Năm Góc, đạn súng cối M889 81mm cơ bản của quân đội Mỹ có ngòi kích nổ chạm có giá 635 USD còn đạn M821 được đánh giá nguy hiểm hơn, với ngòi kích nổ trên không có giá hơn 1.000 USD.
Có lẽ câu hỏi thực sự không phải là tại sao máy bay không người lái lại rẻ đến thế mà là tại sao đạn cối, đạn pháo lại đắt thế. Ví dụ điển hình như đạn PG-7V có giá trung bình 100 USD cho mỗi quả.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng UAV “cảm tử” và UAV FPV đều được tạo ra dựa trên các công nghệ UAV tiên tiến, điển hình như Hero-120 của Israel. Mức giá của những UAV kiểu này không hề rẻ khi mỗi đơn vị có thể lên đến 150.000 USD.
Thậm chí UAV còn có khả năng tấn công các mục tiêu khó như xe tăng và công sự kiên cố. Hầu hết các mục tiêu này trước đây đều do tên lửa chống dẫn đường hoặc pháo binh thực hiện.
Dù vậy UAV có một nhược điểm đó là khả năng đánh trúng mục tiêu của nó tùy thuộc vào trình độ của người điều khiển. Do đó trong trường hợp UAV đầu tiên đánh trật, người lính vẫn có thể gọi thêm các UAV khác đến tấn công.
Thay thế pháo binh và không quân
Như Schmidt gợi ý, sự linh hoạt của UAV không đơn giản là phương án thay thế cho các mẫu UAV đắt tiền bởi khí tài này có thể làm thay nhiệm vụ của nhiều hệ thống vũ khí pháo binh trên chiến trường. Trường hợp của không quân cũng tương tự.
Từ cuối Thế chiến thứ 2, phương thức tấn công tiêu chuẩn của máy bay ném bom hạng nặng là ném bom rải thảm. Vì chúng không thể bắn trúng mục tiêu một cách chính xác nên đội hình máy bay ném bom lớn đã bao phủ toàn bộ khu vực bằng chất nổ cao để đảm bảo rằng mục tiêu bị bắn trúng.
Cách tiếp cận này không chỉ bao gồm các cuộc tấn công bằng hàng nghìn quả bom phá hủy thành phố trong Thế chiến thứ hai mà còn bao gồm các cuộc ném bom chiến thuật trong các cuộc xung đột khác.
Dù vậy trong chiến tranh hiện đại ném bom rải thảm có ít cơ hội đánh trúng các mục tiêu mong muốn với tỷ lệ cao nhất, còn ném bom chính xác có xác suất tiêu diệt cao hơn hẳn. Giá thành của những quả bom dẫn đường không hề rẻ và sự ra đời của UAV “cảm tử” giúp bình dân hóa các cuộc tấn công chính xác.
Trong Quân đội Mỹ, cách tiếp cận này đã được thay thế phần nào bằng các loại đạn chính xác như đạn pháo 155mm dẫn đường M982 Excalibur và rocket dẫn đường GMLRS của HIMARS bắn và các hệ thống khác. Những loại vũ khí này được dẫn đường bằng laser hoặc GPS có độ tin cậy cao với sai lệch chỉ tính bằng mét.
Tuy nhiên, những loại đạn dẫn đường này rất tốn kém và thiếu nguồn cung. Một viên đạn 155mm không có hướng dẫn có giá khoảng vài nghìn đô la, một viên đạn Excalibur có giá hơn 87.000 USD.
Trong tác chiến có thể cần đến hàng chục viên đạn để thực hiện tấn công cùng một mục tiêu như một quả đạn dẫn đường có thể làm. Tuy nhiên cách truyền thống này ít tốn kém hơn. Hơn nữa đạn dẫn đường phải có tọa độ mục tiêu chính xác khi nó được bắn, xác định sai vị trí một chút mọi nỗ lực sẽ bị lãng phí.
UAV FPV về cơ bản khắc phục những vấn đề này. Máy bay không người lái FPV giá rẻ có giá không hơn một quả đạn pháo và không đắt đỏ như Excalibur. Nó được dẫn đường đến mục tiêu theo thời gian thực và người điều khiển có camera để xem vị trí hiện tại của mục tiêu. Điều này có nghĩa là nó có thể được sử dụng trong tình huống động khi vị trí mục tiêu không chắc chắn.
Ngoài ra, đạn pháo chỉ là một phần của chi phí. Đạn 155mm có thể rẻ nhưng khẩu M109 Paladin bắn chúng hiện có giá khoảng 14 triệu USD. Một đội quân không đủ khả năng mua loại phần cứng này vẫn có thể mua được vài nghìn chiếc FPV và sẽ nhận được một lượng hỏa lực kha khá với số tiền bỏ ra.
Giống như pháo binh hiện nay, UAV FPV sẽ hoạt động kết hợp với các loại vũ khí khác để đảm bảo có thể nhắm vào toàn bộ mục tiêu trên chiến trường. Những vũ khí khác đó có thể là các hệ thống hiện tại như bom dẫn đường cỡ nhỏ được phóng từ trên không hoặc rocket GMLRS phóng từ mặt đất. Ngoài ra, UAV FPV chỉ là một phần của bộ vũ khí không người lái.
Có thể nói lực lượng chiến đấu chính của quân đội các nước trong tương lai sẽ là một loạt các máy bay không người lái với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, với UAV FPV hoặc những vũ khí tương tự sẽ giống như chúng là "mũi giáo".
Cuộc xung đột ở Ukraine là minh chứng rõ nhất trong nhận định này khi những chiếc UAV FPV giá rẻ đốt cháy xe tăng, pháo tự hành trị giá hàng triệu USD. Cả bên tham chiến đều sử dụng loại vũ khí này với tần suất chưa từng có và mang đến nhiều bài học giá trị về cách con người tiến hành một cuộc chiến tranh trong tương lai.
Cuộc chiến UAV ở Ukraine
Tờ Washington Post dẫn lời một chỉ huy quân sự Ukraine cho biết, các lực lượng của Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến UAV trên bầu trời Ukraine, song cho rằng Moskva chỉ đang thắng “trên khía cạnh số lượng”.
"Mọi thứ giống như một ván cờ và họ đang giành chiến thắng", Phó Chỉ huy một đại đội thuộc Lữ đoàn Tấn công 80 của Ukraine nhận định.
Theo vị chỉ huy này khó có thể đối phó với UAV từ Nga. Các lực lượng của Moscow đã sử dụng UAV để tấn công các mục tiêu nhỏ hoặc triển khai 2 - 3 UAV cùng lúc.
Theo Washington Post, một đơn vị UAV của Ukraine sản xuất và sử dụng 20 UAV một ngày nhưng số lượng này không đủ.
Một sĩ quan Ukraine khác cho biết, các UAV giá rẻ gắn thuốc nổ đang trở nên ngày càng phổ biến và là vũ khí chống tăng hàng đầu của quân đội nước này nhằm đối phó với các lực lượng của Nga.
"Chúng tôi đang sử dụng nhiều UAV hơn và tổn thất ít lực lượng hơn", sĩ quan trên cho hay.
Bên cạnh đó Ukraine còn mở rộng các nhiệm vụ của UAV ra khỏi biên giới nước này bằng các tập kích các mục tiêu quan trọng bên trong lãnh thổ Nga. Ngoài UAV, Kiev còn sở hữu "hạm đội" phương tiện mặt nước không người lái cảm tử (USV).
UAV đang chứng tỏ là mối đe dọa đáng kể cho cả hai bên. Tuy nhiên, máy bay không người lái cũng dễ bị tổn thương trước nhiều biện pháp đối phó, nhất là tác chiến điện tử và gây nhiễu.
Hồi tháng 5, một báo cáo của Viện Dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh tiết lộ rằng quân đội Ukraine mất tới 10.000 máy bay không người lái mỗi tháng. Không rõ FPV có được tính vào con số này hay không.
Một báo cáo của viện này cho biết, dọc theo tiền tuyến trải dài hàng trăm dặm, Nga đặt nhiều hệ thống tác chiến điện tử cách nhau khoảng 10km, để vô hiệu hóa máy bay không người lái của Ukraine bằng cách phá vỡ hoặc chặn tín hiệu giữa thiết bị với người điều khiển.
Về phía Ukraine, họ có rất ít các biện pháp áp chế điện tử chống UAV Nga, nếu có chỉ trong phạm vi hẹp.
Giới chuyên gia nhận định, cuộc chiến UAV giữa Nga và Ukraine có thể so sánh với trò "mèo vờn chuột", khi 2 bên thường xuyên đưa những chiến lược mới ra chiến trường, tìm cách hóa giải lẫn nhau, rồi tiếp tục có phương án mới.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống