2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ

 

Trước khi sở hữu những điện thoại Galaxy hay iPhone, tôi từng là 1 fan cứng của Sony Xperia và cả những mẫu điện thoại cơ bản Sony Ericsson từ giữa thập niên 2000. Hồi đó, điện thoại cứ càng nhỏ gọn càng được ưa chuộng, kiểu dáng cũng linh hoạt từ thẳng, nắp gập, nắp trượt, xoay… Mỗi điện thoại cũng có những nét thiết kế cực đặc trưng, ví dụ như chiếc Sony Ericsson T707 mà tôi vừa mua qua Shopee này. Máy chỉ là hàng siêu cũ, siêu cổ, giá chỉ 550.000đ nên còn bị thay vỏ và hỏng màn hình phụ.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 1.

Chiếc điện thoại gập Sony Ericsson đầu tiên mà tôi sở hữu, nhưng lại là vào năm 2023.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 2.

Là dòng máy thời trang nên thiết kế T707 được chú trọng nhiều, có cả màn hình phụ (nhưng đã hỏng) và đèn nháy hình vòng cung ở bên ngoài.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 3.

Có thể thấy máy vẫn mang nhiều nét tương đồng với các siêu phẩm màn hình gập bây giờ.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 4.

Fan Sony Ericsson chắc chắn còn nhớ như in cổng sạc "huyền thoại" này, công dụng thì ít mà liên tục gặp vấn đề từ bị oxy hóa đến lỏng chân, không sạc được hoặc bị chập chờn.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 5.

Phần bàn phím cũng lấy cảm hứng từ giọt nước. Máy màu nào thì phím màu đó rất "ton-sur-ton". Phong cách thiết kế này rất đặc trưng của Sony Ericsson thời bấy giờ, không hãng nào có.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 6.

Hiệu ứng đèn xuất hiện khi có người gọi đến, nếu được đánh dấu danh bạ ưa thích thì sẽ có thêm 1 chấm nhỏ đổi màu trên góc.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 7.

Máy gọn nhẹ, đút túi lọt thỏm không bị kênh lên như smartphone thời nay...

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 8.

... và cảm giác gập mở thật sự rất "mê".

Ban đầu, tôi tự đặt ra thử thách 1 tuần dùng chiếc điện thoại này thay smartphone nhưng chỉ sau 1 ngày nghịch ngợm, tôi đã nhận ra thử thách này là không thể, bởi ngoài gọi điện, nhắn tin SMS ra thì nó chẳng làm được gì khác. Thậm chí, máy chỉ tương thích với thẻ nhớ M2 dành cho Sony Ericsson không hề dễ kiếm nên muốn dùng như máy nghe nhạc thôi cũng đã khó rồi chứ đừng nói đến làm những việc khác.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 9.

Vấn đề đầu tiên tôi gặp phải là chiếc nanoSIM bị chui lọt vào trong khe cắm cỡ lớn và phải tháo rung máy ra để lấy lại.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 10.

Giao diện với các theme (chủ đề) đẹp, tính đồng bộ cao là điểm cộng của Sony Ericsson thời bấy giờ. Mỗi theme đều có kèm hiệu ứng ánh sáng, hoạt họa và bộ rung riêng, có cả hình nền động và tự thay đổi theo thời gian trong ngày.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 11.

Giao diện media cũng thay đổi màu sắc và hiệu ứng theo từng theme siêu đẹp, tích hợp mọi tính năng giải trí vào 1 nơi, từ ảnh, nhạc, video đến game và trình duyệt web. Tuy nhiên, vì không có thẻ nhớ M2 nên tính năng này coi như vô dụng. Bộ nhớ trong 100MB của máy chỉ chứa được vài chục bức ảnh cỡ 3.2MP, game thì chỉ có 1 tựa chơi được, tựa còn lại phải mua và cũng không cài thêm được.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 12.

Bộ bàn phím T9 mang lại cảm giác hoài cổ hơn cả. Bấm rất nhiều mới ra được 1 chữ và tôi phải học lại vị trí các phím nhả dấu và nhiều thứ khác.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 13.

Bù lại khả năng tiên đoán từ "thần sầu" giúp gõ nhanh hơn nhiều, kể cả tiếng Việt.

Thời điểm ra mắt năm 2009, Facebook và Youtube đang trên đà nở rộ nên còn có ứng dụng tích hợp sẵn. Tuy nhiên hiện tại không còn truy cập được.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 15.

Loay hoay cả tối, tôi đã cài được cấu hình mạng để truy cập web với tốc độ rùa bò trên nền HSPA, hay còn gọi là 3.5G. Tuy nhiên, các web hiện nay quá nặng nên máy không kham nổi. Ví dụ như Facebook chỉ tải được vài post rồi dừng lại, không kéo xuống thêm được nữa.

Nói chung chiếc máy này mua về giờ chỉ còn giá trị kỉ niệm chứ không thể dùng được vào mục đích gì rõ ràng. Ngoài ra, để mua được 1 chiếc máy này chất lượng tốt, không lỗi lầm với bộ vỏ "zin" cực kì khó, nếu có thì giá vẫn lên đến cả triệu đồng chứ không hề rẻ.

Chiếc điện thoại nắp gập đẹp mỹ miều giờ chỉ có giá trị kỉ niệm, đặt trong tủ kính chứ không thể dùng được vào năm 2023.

Nếu thực sự muốn dùng điện thoại cơ bản, bạn nên tham khảo các mẫu máy mới ra mắt của Nokia, có đủ thiết kế thẳng và nắp gập, tích hợp sẵn Wifi, 4G... dùng phù hợp hơn trong thời đại này.

2023 rồi vẫn muốn dùng điện thoại cổ Sony Ericsson: Vui, lạ nhưng thiếu thốn, chỉ 1 ngày là phải bỏ - Ảnh 17.

Tham khảo điện thoại Nokia:

Nokia 2720 4G nắp gập (599.000đ)

Nokia 110 4G (690.000đ)

Nokia 5710 Xpress Audio (1.760.000đ)

 *Các sản phẩm đã cũ chất lượng có thể không cao, độc giả cân nhắc kĩ nếu đặt mua.


Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống