Trò lợi dụng người nghèo tiếp tục xảy ra trên TikTok

 

Một loạt các buổi livestream gần đây trên TikTok Indonesia được nhiều người theo dõi có cùng một chủ đề: Phụ nữ ở độ tuổi 50 và 60 ngồi trong một vũng nước và bùn, run rẩy và khóc. Đôi khi họ lau nước mắt và tỏ ra đau khổ.

Theo một trong những người đi đầu xu hướng này, Sultan Akhyar, người nói với Rest of World.

tiktok anh 1

Để nói về dạng nội dung giúp anh kiếm được hàng trăm đô la mỗi buổi livestream, Sultan Akhyar (trái) đã từng xuất hiện trên truyền hình Indonesia. Ảnh: TabloidBintang.

Cách đây hai tháng, từ làng Setanggor trên đảo Lombok của Indonesia, thuật ngữ "tắm bùn" lần đầu tiên xuất hiện. Cách lợi dụng người nghèo này đã gây phẫn nộ trong cộng đồng, và các quan chức Indonesia gần đây đã buộc TikTok gỡ bỏ nhiều tài khoản "tắắm bùn".

Lợi dụng người nghèo

Với khoảng 106 triệu người dùng tính đến năm 2022, Indonesia là thị trường lớn thứ hai của TikTok, chỉ sau Mỹ với 140 triệu người dùng. "Tắm bùn" chỉ là một trong những nội dung khiêu dâm nghèo đói đang bùng nổ trên TikTok Indonesia.

Các nhà hoạt động cộng đồng nước này tuyên bố rằng họ cảm thấy bất lực trong việc ngăn chặn sự tham gia của người dân làng vào các loại nội dung như vậy vì việc lên video được trả công cao hơn so với công việc nặng nhọc trên đồng ruộng.

tiktok anh 2

Nội dung "tắm bùn" là một chiến lược mới để lợi dụng người nghèo, kiếm tiền donate của nhiều TikToker Indonesia. Ảnh: Tempo.

Theo Ahmad, thành viên Nhóm Phát triển Khu vực Lombok của chính phủ Indonesia, "Nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến nội dung này và ngành du lịch không cung cấp đủ việc làm." Tên của Ahmad có một từ duy nhất, giống như tên của nhiều người Indonesia.

Ngoài "tắm bùn", tràn lan trên TikTok là các nội dung khác khai thác sự nghèo khổ. Chẳng hạn, một video từng lên xu hướng có cảnh một người đàn ông nghèo nhặt tiền quyên góp. Trong một video xu hướng khác, TikToker trả tiền cho người nghèo trong khi đổi lại họ phải ăn giòi.

Akhyar, người tự xưng "phát minh" ra nội dung "tắm bùn", không ngại khoe khoang trên truyền hình rằng kiếm được vài trăm đô la từ một buổi livestream và chia lại cho nhân vật khoảng 130 USD. Tất cả nội dung tắm bùn và đồ đạc trên tài khoản TikTok của cá nhân này đã bị.

Vào cuối tháng 1, Tri Rismaharini, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề xã hội của Indonesia, đã yêu cầu cấm tải lên nội dung tắm bùn, viện dẫn luật bảo vệ người cao tuổi.

Trong khi đó, các bác sĩ cảnh báo công chúng rằng việc ngồi trong bùn có thể dẫn đến phát ban da và các vấn đề sức khác, và họ yêu cầu những người sáng tạo nội dung không để các nhân vật gặp phải những rủi ro như vậy. Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Indonesia đã yêu cầu TikTok cấm dạng nội dung này khi các video và livestream vẫn tiếp tục lan truyền.

“Vùng xám” của TikTok

Điều khoản dịch vụ của TikTok liệt kê các loại nội dung bị cấm, chẳng hạn như bắt nạt hoặc quấy rối, nội dung khiêu dâm hoặc tự làm hại bản thân. Angga Prawadika Aji, một chuyên gia truyền thông tại Đại học Airlangga ở Surabaya, Indonesia, lưu ý rằng xu hướng lợi dụng người nghèo vẫn nằm trong vùng xám về kiểm duyệt đối với TikTok.

tiktok anh 3

Mặc dù TikTok cấm các nội dung quấy rối, bạo lực hoặc khiêu dâm, nhưng các loại nội dung lợi dụng người nghèo rơi vào "vùng xám", không có chính sách cấm cụ thể. Ảnh: Shutterstock.

Angga Prawadika Aji tuyên bố rằng "Trong trường hợp 'tắm bùn', nội dung dường như vẫn chưa vi phạm tiêu chuẩn kiểm duyệt, vì vậy TikTok không có cơ sở để thực hiện hành động chống lại các video này."

Trên TikTok nhiều quốc gia cũng như trên cả Douyin, phiên bản TikTok ở Trung Quốc, các buổi livestream kiếm tiền từ người nghèo thường xuyên được thực hiện. Mặc dù không rõ bao nhiêu phần tiền sẽ thực sự dành cho người nghèo, nhưng người xem thường được khuyến khích quyên góp cho các đối tượng trong các video này.

Người dùng TikTok không thể gửi tiền trực tiếp trên Livestream; thay vào đó, họ phải mua các mặt hàng do TikTok bán, chẳng hạn như hoa hồng, mũ và kính râm, và sau đó gửi các mặt hàng đó. Không rõ TikTok kiếm được bao nhiêu tiền từ các giao dịch này. Theo một cuộc điều tra được thực hiện vào tháng 10/2022 về các gia đình phải di dời trong các trại ở Syria đang xin quyên góp qua quà tặng TikTok, công ty có thể nhận tới 70% tổng số tiền.

Theo Mutiara Ika Pratiwi, người đứng đầu Mahardhika, một nhóm vì quyền của phụ nữ có trụ sở tại Jakarta, các nội dung lợi dụng người nghèo là một cách biến con người thành hàng hóa và không thể lấy việc nhân vật sẵn sàng tham gia làm lý do biện minh.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kỹ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động của thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống