10 năm điên cuồng nỗ lực của Google vỡ vụn: Bị chính nhân viên nghi ngờ, nhận chỉ trích vì chatbot Bard quá kém

 
10 năm điên cuồng nỗ lực của Google vỡ vụn: Bị chính nhân viên nghi ngờ, nhận chỉ trích vì chatbot Bard quá kém - Ảnh 1.

Trong nhiều tháng, Google và Discord đã xây dựng một diễn đàn để nhân viên sử dụng Bard - chatbot hỗ trợ trí tuệ nhân tạo của Google. Các nhà quản lý sản phẩm, thiết kế và kỹ sư nội độ xem đây như một nơi để tranh luận công khai về tính hiệu quả và tiện ích của AI. Bản thân họ cũng muốn xác nhận xem liệu nguồn lực khổng lồ dành cho việc phát triển Bard có thực sự xứng đáng.

Kể từ khi phát hành Bard, Google đã bổ sung loạt tính năng mới. Một bản cập nhật đầy tham vọng đã được công bố vào tháng trước, kết nối trực tiếp Bard với các dịch vụ phổ biến nhất của nền tảng như Gmail, Maps, Docs và YouTube.

“Ưu tiên cao nhất của chúng tôi, khi tạo ra các công nghệ như LaMDA (Language Model for Dialog Applications) là giúp chúng giảm tối đa rủi ro”, phó Chủ tịch Google cho biết trong một bài đăng trên blog.

Tuy nhiên, sau khi Bard được tích hợp vào các sản phẩm cốt lõi, Google nhận lại rất nhiều những lời phàn nàn về chất lượng chatbot. Nó cung cấp nhiều thông tin bịa đặt, không xác thực, thậm chí đưa ra những lời khuyên tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nhiều chuyên gia quan ngại về điều kiện làm việc của hàng nghìn kỹ sư lương thấp đang đào tạo Bard. Bản thân Google cũng bị chỉ trích vì vừa cung cấp thông tin kém chất lượng, vừa gạt bỏ những lo ngại về đạo đức.

Đối với Google, việc đảm bảo sự thành công cho chatbot Bard AI vô cùng quan trọng. Tập đoàn vốn dẫn đầu phân khúc tìm kiếm - huyết mạch tài chính tạo ra khoảng 80% doanh thu cho công ty mẹ Alphabet, song kể từ khi AI bùng nổ, vị thế trên dường như lung lay ít nhiều.

Hai nhân viên từng tham gia cộng đồng Bard trên nền tảng trò chuyện Discord đã chia sẻ chi tiết về các cuộc thảo luận với Bloomberg trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10. Hàng chục tin nhắn, được Bloomberg xem xét, đã cung cấp một cái nhìn khách quan về cách Bard được sử dụng. Ngay cả những người đứng đầu công ty được giao nhiệm vụ phát triển chatbot cũng cảm thấy mâu thuẫn về tiềm năng của nó.

Phía Google khẳng định hạn chế hiện tại của Bard là điều bình thường và không có gì đáng ngạc nhiên bởi sản phẩm vẫn đang trong quá trình phát triển.

“Sau khi Bard ra mắt dưới dạng thử nghiệm, chúng tôi mong muốn được nghe phản hồi của mọi người để có thể cải thiện trải nghiệm hơn nữa. Kênh thảo luận cùng với những người dùng Discord là một trong những cách giúp chúng tôi thực hiện điều đó”, Jennifer Rodstrom, người phát ngôn của Google cho biết.

10 năm điên cuồng nỗ lực của Google vỡ vụn: Bị chính nhân viên nghi ngờ, nhận chỉ trích vì chatbot Bard quá kém - Ảnh 2.

Sau khi ra mắt Bard, Google từng thẳng thắn thừa nhận những hạn chế của công cụ.

“Bard có thể hiển thị thông tin không chính xác”, đại diện tập đoàn nói và cho biết Google đã cố gắng tìm ra cách ứng phó với các tác động xấu tiềm ẩn. Phía công ty hy vọng công chúng sẽ tiếp tục đón nhận chatbot này.

Trước đó, Bard bị cho là thiếu tính hấp dẫn, thú vị và độc đáo. So với Bing và ChatGPT, nó dè dặt hơn trong việc trả lời câu trả lời và thường xuyên hiển thị các thông tin kiểu như “Tôi chỉ là mẫu ngôn ngữ và không có khả năng thực hiện điều này”. Bản thân Bard cũng không thể viết mã hay những trò đùa hài hước.

Dẫu vậy, đây không phải một điều xấu. Trên thực tế, Google chủ đích làm điều này.

“Chúng tôi cảm thấy thực sự tốt khi Bard vẫn an toàn”, Sissie Hsiao, phó chủ tịch Google chia sẻ với phóng viên WSJ trong một cuộc phỏng vấn video độc quyền, đồng thời cho biết chatbot này là một “thử nghiệm ban đầu” với mục tiêu phát hành có trách nhiệm.

Giống như những chatbot khác, Bard còn nhiều thiếu sót, đôi khi không cho những câu trả lời rõ ràng. Tuy nhiên, vào thời điểm mà toàn bộ ngành công nghệ đang tung ra quá nhiều các tính năng AI còn người dùng chẳng khác nào những “chú chuột lang” trong phòng thí nghiệm, sự thận trọng của Google khiến chúng ta yên tâm.

Cách tiếp cận thận trọng của Google được hình thành sau nhiều năm AI gây tranh cãi. Bản thân các Giám đốc điều hành rất cảnh giác với những rủi ro mà bản demo sản phẩm mang lại, chẳng hạn như ảnh hưởng tới danh tiếng. Ngoài ra, tập đoàn này cũng sợ ‘tự bắn vào chân mình’ bởi trong chatbot nói riêng hay khái niệm ‘dịch vụ hội thoại’ nói chung, điều cấm kỵ nhất là quảng cáo - lĩnh vực đem lại nguồn thu chính cho Google.

Bard dựa trên một mô hình ngôn ngữ lớn. Các hệ thống này lấy lượng dữ liệu khổng lồ thu thập từ khắp nơi trên Internet, sau đó học hỏi cách người khác giải thích về một vấn đề nào đó. Điều này khiến các chatbot nghe có vẻ rất giống con người, song cũng là nguyên nhân khiến nó đôi phần thiếu tính chính xác.

“Google đang vật lộn để tìm sự cân bằng giữa mức độ rủi ro và tham vọng duy trì vị thế dẫn đầu trên thế giới”, Gaurav Nemade, cựu Giám đốc sản phẩm của Google, nhận định.

Nỗ lực đối với chatbot của Google bắt đầu từ năm 2013, khi người đồng sáng lập Larry Page thuê kỹ sư khoa học máy tính Ray Kurzweil để truyền bá tư tưởng rằng một ngày nào đó máy móc sẽ vượt qua trí thông minh của con người. Google sau đó cũng mua lại DeepMind - một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo.

Theo: Bloomberg, WSJ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống