Một "chìa vàng" có thể hỗ trợ tìm ra lỗ sâu (lỗ giun, Cầu Einstein-Rosen), thứ có thể cho phép người Trái đất khám phá các thế giới bên ngoài hệ Mặt trời, đã được phát hiện trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Physical Review D.
Lỗ sâu là những cổng phễu lý thuyết từng được nhiều nhà bác học trên toàn thế giới mô tả. Vật chất và tàu vũ trụ có thể "đi tắt" qua không gian nhờ nó.
Lỗ sâu được mô tả trong một đồ mô tả - Ảnh: NEW SCIENTIST
Live Science lưu ý rằng các nhà vật lý tiếp tục dành nhiều thập kỷ để đưa ra những giả thuyết về vật thể này và cách thức hoạt động của nó. Tuy nhiên, chưa nhà vật lý nào thành công trong việc chứng minh cụ thể sự tồn tại của lỗ sâu.
Trong nghiên cứu gần đây, mô hình giả lập của đã chứng minh rằng nếu lỗ sâu tồn tại, chúng có thể đủ lớn để kích hoạt một khía cạnh của thuyết tương đối Einstein: Các vật thể cực lớn uốn cong kết cấu không - thời gian đến mức chúng khiến ánh sáng bị cong.
Do sự cong ánh sáng vô tình tạo thành một thấu kính hấp dẫn - một chiếc kính lúp khổng lồ, quy mô vũ trụ - nên hiện tượng này đã được quan sát thấy thường xuyên đối với lỗ đen hoặc các thiên hà lớn, thỉnh thoảng vẫn giúp nhân loại nhìn xa hơn vào không gian sâu.
Do đó, việc đầu tiên mà các nhà khoa học nên làm là tìm kiếm một vật thể xa xôi nào đó đang được phóng đại bởi một vật thể vô hình.
Theo tác giả chính Lei-Hua Liu từ Đại học Jishou ở Hồ Nam, Trung Quốc, "Độ phóng đại thông qua sự biến dạng được tạo nên bởi lỗ sâu đục có thể rất lớn, có thể được kiểm tra vào một ngày nào đó."
Tiến sĩ Liu cũng đề cập đến cách phân biệt lỗ đen và lỗ sâu ánh sáng. Một thấu kính hấp dẫn thông qua lỗ đen thường tạo ra 4 hình ảnh phản chiếu của vật thể, trong khi một lỗ giun tạo ra 3 hình ảnh, bao gồm 2 hình ảnh mờ và một hình ảnh rất sáng.
Nguồn: https://nld.com.vn/khoa-hoc/tim-ra-chia-khoa-cua-than-ky-giup-tau-vu-tru-xuyen-khong-thoi-gian-2...
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống