Khi đèn trong cabin máy bay mờ đi, theo bản năng, hành khách như được biết chuyến bay của họ đã được phép cất cánh hoặc họ đang ở những giây phút cuối cùng của quá trình hạ cánh. Mặc dù việc tắt đèn trong cabin được chấp nhận rộng rãi như một quy trình an toàn, nhưng mục đích thực sự của nó là gì?
Jon Lewis, một phi công cấp cao của một hãng hàng không lớn của Mỹ, cho biết: "Bạn muốn đôi mắt của mình thích nghi. Khi cất cánh và hạ cánh vào ban đêm, bạn giảm độ sáng đèn để có thể nhìn rõ vào ban đêm."
Việc giảm độ sáng của đèn trong cabin vào ban ngày ít cần thiết hơn nhưng vẫn sẽ tiết kiệm được một phần công suất động cơ. Giảm công suất động cơ hơn có nghĩa là máy bay sẽ có thể rút ngắn thời gian cất cánh và hạ cánh.
Ngoài những lý do này, lý do chính dẫn đến sự thay đổi đèn trong cabin có liên quan trực tiếp đến lý do tại sao phi hành đoàn yêu cầu hành khách nâng rèm lên. Đây là hành động an toàn trong trường hợp khẩn cấp.
Nguyên nhân giải thích là mắt con người có thể mất từ 10 đến 30 phút để điều chỉnh hoàn toàn sang môi trường tối. Điều đó có nghĩa là việc giảm độ sáng của đèn có thể giúp mắt dễ điều chỉnh trước với ánh sáng yếu hơn.
Nếu tình huống khẩn cấp diễn ra vào ban đêm khi mọi người phải sơ tán đột ngột thì vài giây để mắt điều chỉnh theo điều kiện ánh sáng yếu là rất quý giá và có thể tạo nên sự khác biệt trong việc thoát khỏi máy bay một cách an toàn. Trong ánh sáng mờ hơn, ánh sáng khẩn cấp và lối đi được chiếu sáng cũng sẽ rõ ràng hơn.
Đây là lý do tại sao phải chuyển điện thoại sang chế độ máy bay
Tương tự như vậy, việc kéo rèm lên giúp mọi người nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh và giúp tiếp viên hàng không có tầm nhìn ra bên ngoài trong trường hợp có sự bất thường hoặc nguy hiểm về thiết bị.
Thông thường, nhiều hành khách sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi cất cánh và hạ cánh (hai giai đoạn nguy hiểm nhất của hành trình) nếu họ có thể nhìn ra bên ngoài và xác định được vị trí hướng nhìn của mình so với mặt đất. Bằng cách cho phép ánh sáng tự nhiên tràn vào cabin, việc đột ngột thoát ra ngoài trời sẽ ít gây mất phương hướng hơn cho hành khách cũng như phi hành đoàn. Việc này giúp cho những người sơ tán sẽ có khả năng rời khỏi máy bay tốt hơn.
Cất cánh và hạ cánh là 2 giai đoạn nguy hiểm nhất trong một chuyến bay.
Các phi công cũng làm điều tương tự trong buồng lái để mắt họ thích nghi với điều kiện bên ngoài. Trên thực tế, trong cơn giông bão , anh ta sẽ nâng đèn buồng lái lên cao. Bằng cách này, nếu phi công nhìn thấy một tia sét lớn, họ cũng sẽ không bị loá mắt hoặc tệ hơn là mù loà.
Tuy nhiên, mỗi hãng hàng không đều có bộ quy trình riêng. Do đó, các tình huống chính xác đảm bảo việc tăng hoặc giảm đèn trong cabin có thể khác nhau giữa các hãng hàng không.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống