Phát hiện trên mở đường cho việc tìm ra phương pháp hữu hiệu để kiềm chế loài côn trùng phàm ăn đang đe đến an ninh lương thực của hàng triệu người trên khắp châu Á và châu Phi này. Những phát hiện của nghiên cứu nói trên được công bố trên Tạp chí Science ngày 4/5.
Theo Bill Hansson, trưởng khoa thần kinh học tiến hóa thuộc Viện Max Planck của Đức, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, hành vi của đàn châu chấu được điều khiển không dựa trên sự phối hợp giữa các cá thể mà dựa trên nỗi sợ bị đồng loại ăn thịt.
Trong thế giới tự nhiên, hiện tượng ăn thịt đồng loại vẫn phổ biến, chẳng hạn như sư tử giết và ăn thịt những con non không phải con của chúng hoặc những con cáo ăn xác đồng loại. Đối với châu chấu, việc ăn thịt đồng loại được cho là để tạo cân bằng sinh thái giữa chúng.
Châu chấu di cư (locusta migratoria) thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và hành xử râ râ rât khác với châu châu thông thương. Loài châu chấu này thường sống "đơn độc" và ăn tương đối ít, tương tự như cách châu chấu có bản tính "nhút nhát", trong phần lớn thời gian. Tuy nhiên, khi mật độ của loài này tăng lên kéo theo thức ăn khan hiếm, chúng bắt đầu sản sinh các loại hormone làm thay đổi hành vi, khiến chúng tập hợp thành bầy đàn và trở nên hung dữ hơn.
Theo nghiên cứu năm 2020 của tác giả Iain Couzin thuộc Viện Động vật Max Planck, cả đàn châu chấu di chuyển cùng một hướng tới khu vực có lượng thức ăn nhiêu hơn do lo lắng về việc đồng loại ăn thịt. Theo nhà khoa học Hansson, "châu chấu ăn đồng loại từ phía sau" và nếu chúng ngừng di chuyển, nó sẽ bị những con khác ăn thịt. Nhóm nghiên cứu sau đó đã phát hiện ra rằng tất cả các loài côn trùng đều có khả năng kháng cự khi bị đe.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống