Bất chấp các nỗ lực được triển khai sâu rộng trong những thập kỷ gần đây, hình dạng của quầng vật chất tối này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.
Trong kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Astronomy mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng quầng vật chất tối hiện tại của Dải Ngân hà có hình dáng “hơi dẹt”.
Dựa trên dữ liệu quan sát từ vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Kính viễn vọng Quang phổ sợi đa vật thể Khu vực bầu trời lớn của Trung Quốc (LAMOST), các nhà khoa học thuộc trường Đại học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (UCAS) đã phối hợp cùng một số tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế phân tích khoảng 2.600 sao biến quang Cepheid ở các độ tuổi khác nhau.
Họ đã áp dụng một phương pháp mới gọi là "hình ảnh chuyển động" để xây dựng cấu trúc 3 chiều về đĩa của Dải Ngân hà ở các độ tuổi khác nhau trong khoảng thời gian 250 triệu năm.
Trong vũ trụ, gần 1/3 các thiên hà dạng đĩa không có hình dạng tròn trịa như một chiếc đĩa hoàn hảo, mà cong vênh như một miếng khoai tây chiên. Các nhà thiên văn học gọi hiện tượng này là sự cong vênh của đĩa. Dải Ngân hà, với tư cách là một thiên hà hình đĩa điển hình, cũng có đặc điểm cong vênh này.
Bằng cách quan sát sự cong vênh của đĩa phát triển ra sao theo tuổi tác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự cong vênh này diễn biến theo chuyển động nghịch với tốc độ 0,12 độ trên 1 triệu năm.
Phó Giáo sư UCAS Huang Yang - một thành viên của nhóm nghiên cứu trên - cho biết trước đây, các nhà khoa học "thiếu phép đo chính xác về cách dao động của hình đĩa". Dựa trên những phép đo mới, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng quầng vật chất tối hiện tại bao quanh sợi dọc có hình elip hơi dẹt.
Theo ông Huang Yang, “phép đo này cung cấp một điểm neo quan trọng để nghiên cứu sự tiến hóa của quầng vật chất tối của Dải Ngân hà và lịch sử hình thành của thiên hà”.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống