Phát hiện mới về sự sống trên Trái đất

 
Chú thích ảnh
Hình ảnh tiểu hành tinh Ryugu do Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản công bố ngày 13/11/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 21/3, các nhà khoa học đã phát hiện ra uracil và niacin trong 5,4 gam đá và bụi mà tàu thăm dò Hayabusa2 của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản thu được từ hai địa điểm trên tiểu hành tinh Ryugu, cách Trái đất 250 triệu km vào năm 2019.

Phân tử acid ribonucleic (ARN), chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành các cơ thể sống, chứa uracil, một trong bốn thành phần thiết yếu của nó. Niacin, còn được gọi là vitamin B3 hoặc axit nicotinic, cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể sống và có thể cung cấp năng lượng cho các sinh vật sống.

Sau khi Trái đất được hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước, các nhà khoa học từ lâu đã trăn trở về những điều kiện cần thiết để tạo nên sự sống. Những phát hiện mới hoàn toàn phù hợp với giả thuyết rằng các vật thể như sao chổi, tiểu hành tinh và thiên thạch đã rơi xuống Trái đất trong thời kỳ đầu và mang theo các hợp chất cần thiết để tạo ra vi khuẩn đầu tiên.

Trước đó, các nhà khoa học đã tìm thấy sự tồn tại của các phân tử hữu cơ quan trọng trong các thiên thạch giàu carbon được tìm thấy trên Trái đất. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là liệu những tảng đá không gian này có bị ô nhiễm bởi tiếp xúc với môi trường Trái đất sau khi đáp xuống hành tinh này hay không.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống