
Trước đó, nhóm nghiên cứu do nhà nghiên cứu Xie Heping của Đại học Thâm Quyến dẫn đầu phối hợp với Tập đoàn Điện lực Đông Phương thuộc sở hữu nhà nước đã triển khai kế hoạch xây dựng các cơ sở ngoài khơi khai thác năng lượng gió và Mặt trời, sử dụng thành công nước biển mà không cần khử muối để tạo ra hydro.
Nhà nổi, còn được gọi là "Dongfu Number One", được neo đậu ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, vùng biển phía Đông Nam Trung Quốc, có khả năng chịu được sóng cao và gió giật cấp 8.
Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa đưa tin vào ngày 3/6 rằng "Cơ sở đã hoàn thành hoạt động liên tục kéo dài 10 ngày trong lần vận hành đầu tiên vào tháng 5, đánh dấu một khởi đầu đầy hứa hẹn cho triển vọng sản xuất hydro ngoài khơi".
Nhà nổi rộng 63 m2 được thiết kế tích hợp với hệ thống sản xuất hydro và hệ thống nhận nguồn cung cấp điện gió ngoài khơi ổn định. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một trang trại nổi thân thiện với môi trường, điện phân nước biển thành hydro mà không gây ra tác dụng phụ hoặc ô nhiễm không mong muốn bằng cách kết hợp hai hệ thống này.
"Thử nghiệm này không chỉ chứng minh khả năng chống tác nhân gây nhiễu của thiết bị mà còn tạo ra dữ liệu có giá trị," báo cáo của nhóm nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature vào tháng 11/2022 nêu rõ.
Nước biển rất khó để xử lý do thành phần phức tạp của nó. Hiệu suất điện phân thấp và tuổi thọ của thiết bị thường là kết quả của việc nước biển chứa đầy vi sinh vật và các hạt lơ lửng. Các dự án trước đây, như ở Hà Lan và Đức, thường khử muối nước biển trước khi sử dụng nước ngọt để sản xuất hydro.
Tuy nhiên, phương pháp đó làm quy trình trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi phải có nhiều thiết bị khử muối và tài nguyên đất lớn, làm tăng chi phí sản xuất hydro và làm tăng khó khăn trong việc xây dựng dự án.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống