8 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ

 

Bệnh tiểu đường là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose, một loại đường. Dưới đây một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ.

8 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ.jpg
Bệnh tiểu đường khởi phát sớm ở người trẻ tuổi có thể gây ra hậu quả lâu dài đối với sức khỏe tổng thể. Ảnh: NDTV.

Lối sống ít vận động

Thiếu hoạt động thể chất sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Việc xác định yếu tố này có thể được thực hiện bằng cách đánh giá thói quen hàng ngày và mức độ hoạt động thể chất của trẻ.

Thúc đẩy lối sống lành mạnh và năng động ngay từ khi còn nhỏ, tập trung vào việc tập thể dục thường xuyên và giảm thiểu các hành vi ít vận động. Từ đó sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống kém

Tiêu thụ thực phẩm giàu calo, chế biến sẵn và có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó thúc đẩy chế độ ăn uống bổ dưỡng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, trái cây và rau quả.

Đồng thời giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và có đường, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Béo phì

Trọng lượng cơ thể dư thừa là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường. Việc xác định yếu tố này có thể được thực hiện bằng cách theo dõi cân nặng và đo chỉ số khối cơ thể (BMI).

Vì vậy, tập trung vào việc duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên để tránh bị bệnh tiểu đường.

Khuynh hướng di truyền

Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người trẻ tuổi. Việc xác định yếu tố này liên quan đến việc điều tra tiền sử bệnh của gia đình để phát hiện bất kỳ trường hợp mắc bệnh tiểu đường nào.

Mặc dù yếu tố di truyền không thể thay đổi nhưng lối sống lành mạnh vẫn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, khuyến khích ngủ tốt và ưu tiên giấc ngủ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Căng thẳng

Căng thẳng mãn tính có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ. Việc xác định yếu tố này liên quan đến việc nhận biết các dấu hiệu căng thẳng, chẳng hạn như tâm trạng thất thường hoặc thay đổi hành vi.

Do đó, thúc đẩy lối sống cân bằng, tạo môi trường hỗ trợ và cung cấp các nguồn lực quản lý căng thẳng thích hợp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Yếu tố tiền sản

Một số yếu tố trước khi sinh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tình trạng béo phì của bà mẹ khi mang thai, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.

Vì vậy, duy trì lối sống lành mạnh khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.

Huyết áp cao

Bị huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Việc xác định yếu tố này bao gồm việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Áp dụng lối sống lành mạnh và theo dõi huyết áp thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường khởi phát sớm ở những người trẻ tuổi có thể gây ra những hậu quả lâu dài đáng kể đối với sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống.

Vì vậy, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức và thúc đẩy các lựa chọn lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ.

Đi bộ nhanh hơn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Đi bộ nhanh hơn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

(PLO)- Mới đây, một nghiên cứu cho thấy đi bộ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng việc tăng tốc độ đi bộ có thể mang lại nhiều lợi ích hơn.

Theo NDTV

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống