Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 phản ứng khác nhau với caffeine. Nó có thể làm tăng lượng đường trong máu và insulin cho những người mắc bệnh.
Một nghiên cứu xem xét những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 uống một viên caffeine 250 miligam vào bữa sáng và một viên khác vào giờ ăn trưa. Con số này tương đương với việc uống hai tách cà phê trong mỗi bữa ăn. Kết quả là lượng đường trong máu của họ cao hơn 8% so với những ngày họ không dùng caffeine.
Cà phê nguyên chất dường như không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu hoặc đường huyết. Đây là tin vui cho những người mắc bệnh tiểu đường thích cà phê đen.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy caffeine trong cà phê có thể làm giảm độ nhạy insulin, điều này không lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường.
Vì điều này, một số chuyên gia gợi ý những người mắc bệnh tiểu đường nên uống cà phê đã khử caffeine để nhận được lợi ích của các thành phần như chất chống oxy hóa và khoáng chất mà không ảnh hưởng đến độ nhạy insulin.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ 'hạ cánh mềm'?
(PLO)- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tiếp tục hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống