Làng nghề đúc đồng trăm năm ở Khánh Hòa hối hả vào vụ Tết

 
8.jpg
Những ngày này khi đến làng nghề đúc đồng Phú Lộc sẽ dễ nhận ra không khí nhộn nhịp, tiếng gõ lách cách của nghệ nhân vào sản phẩm đồng hay những tiếng í ới của chủ cơ sở gọi thợ dậy dỡ lò để vào đồng.
4.jpg
Nằm cách TP Nha Trang hơn 10 km, Phú Lộc là một trong những làng nghề truyền thống hiếm hoi ở Khánh Hòa còn tồn tại. Làng nghề sản xuất quanh năm, tuy nhiên đến dịp Tết tất cả lò đúc đều đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để đủ sản phẩm cho thương lái phân phối ra thị trường.
3.jpg
Nếu nấu đêm, từ 20 giờ, mọi công việc xếp khuôn đúng, chuẩn bị sẵn củi, than... phải được hoàn tất để đúng giờ thợ sẽ châm lửa đốt lò. Công đoạn này mất từ 3-6 tiếng tùy khuôn sản phẩm.
12.jpg
Tất cả công đoạn sản xuất đều làm bằng thủ công từ khuôn đúc, đốt lò, nấu đồng, chế tác và hoàn thiện. "Mỗi người đều được đào tạo làm các công đoạn khác nhau tùy tay nghề. Riêng phụ nữ chỉ được tham gia vào khâu làm khuôn và chà nhám đánh bóng sản phẩm, còn lại đàn ông phụ trách hết" - bà Thu, người có hơn 40 năm gắn bó với nghề chia sẻ.
11.jpg
Khuôn đúc là khâu quan trọng vì nếu bị lỗi khi đổ đồng vào thì sản phẩm cho ra không đạt chất lượng sẽ phải bỏ đi, làm lại.
9.jpg
Sau khoảng 6 tiếng, thợ lò bắt đầu lấy khuôn đúc ra ngay để vào đồng.
15.jpg
Giai đoạn này lò vẫn phải giữ nhiệt để các khuôn đúc không bị nguội.
10.jpg
Công đoạn lấy khuôn đúc phải làm thành thục và nhanh nhất có thể. "Nếu ra chậm khuôn sẽ bị nguội, khi vào đồng sẽ không đều khiến sản phẩm không đạt" - anh Nguyễn Văn Tú, một nghệ nhân chia sẻ.
17.jpg
Sản phẩm nhiều nhất làng nghề Phú Lộc sản xuất là bộ sản phẩm lư hương, mỗi sản phẩm đều có khuôn đúc riêng.
14.jpg
Khi khuôn đúc sắp hoàn thành cũng là lúc các lò nấu đồng được khởi động. "Công đoạn nấu đồng khá vất vả vì phải đảo liên tục" - anh Văn, nghệ nhân nấu đồng nói.
6.jpg
Phế liệu đồng được người dân làng nghề thu gom từ không chỉ ở Khánh Hòa mà khắp các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận. Chủ các cơ sở cho biết năm nay giá vật liệu lên cao nên khó khăn cho làng nghề.
16.jpg
Đồng sau khi được nấu tan chảy sẽ được nghệ nhân đổ vào khuôn đúc.
IMG_2299.jpg
Khuôn đúc sẽ được giữ cố định và chờ đồng nguội sẽ gỡ ra.
18.jpg
Gỡ khỏi khuôn đúc chỉ mới đạt 50% công đoạn sản xuất. Từ đây, các nghệ nhân lành nghề sẽ chế tác ra sản phẩm hoàn chỉnh.
19.jpg
"Công đoạn này đòi hỏi nghệ nhân phải thực sự giỏi nếu không chỉ cần một động tác lỗi sản phẩm sẽ phải bỏ" - nghệ nhân Biện Cư (74 tuổi) nói.
IMG_2448.jpg
"Nghề này vất vả nhưng có thu nhập nuôi sống gia đình. Cả năm làm lai rai, còn vụ chính vẫn là dịp Tết. Nghề đúc đồng đã ngấm vào máu nên không bỏ được" - nghệ nhân Trần Ngọc Lân nói.
làng nghề.jpg
Theo ông Nguyễn Văn Nhường, Giám đốc HTX đúc đồng Phú Lộc, sản phẩm lư hương bằng đồng của làng nghề xuất bán khắp cả nước. Vài năm trở lại đây, sản phẩm được xuất bán sang Campuchia, Myanmar và Lào.

Nghệ nhân Trần Thiện (69 tuổi, tổ dân phố Phú Lộc Tây 1, thị trấn Diên Khánh) chỉ nhớ nghề có từ thời ông nội, ngoại, tới cậu ruột rồi mới đến mình.

"Chiếu theo vua Tự Đức sắc phong thì làng nghề đúc đồng Phú Lộc không dưới 220 năm rồi" - nghệ nhân Trần Thiện nói.

Bộ đàn đá có niên đại 2.500-3.000 năm trở thành bảo vật quốc gia

Bộ đàn đá có niên đại 2.500-3.000 năm trở thành bảo vật quốc gia

(PLO)- Bộ đàn đá Khánh Sơn ở tỉnh Khánh Hòa có niên đại 2.500-3.000 năm, được công nhận là bảo vật quốc gia. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống