Đột quỵ có thể xảy ra do vỡ động mạch máu hoặc do lưu lượng máu bị chặn đến một khu vực cụ thể của não, điều này có thể gây hại hoặc thậm chí giết chết các tế bào não.
Các vấn đề lâu dài sau đột quỵ có thể bao gồm mất trí nhớ, khó suy nghĩ và giao tiếp, các vấn đề về thị giác, khó đi lại hoặc giữ thăng bằng, tê liệt, tức là không có khả năng cử động một số bộ phận cơ thể và yếu cơ. Gặp vấn đề trong việc thể hiện hoặc quản lý cảm xúc, khó nuốt và nhai, khó kiểm soát khi đi vệ sinh...
Mặc dù không thể ngăn ngừa đột quỵ nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là những chiến lược có thể hữu ích trong việc tăng cường sức khỏe tổng thể và từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Ăn uống lành mạnh
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Tránh ăn quá nhiều muối, đường và chất béo bão hòa. Từ đó sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Tập thể dục thường xuyên
Tham gia hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm lần một tuần. Điều này có thể giúp giảm huyết áp, mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, đồng thời giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Quản lý căng thẳng
Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, thở sâu hoặc yoga để giảm nguy cơ đột quỵ.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ bằng cách làm tổn thương mạch máu và tăng huyết áp. Tìm kiếm sự hỗ trợ để bỏ hút thuốc và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Hạn chế uống rượu
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Hạn chế uống rượu ở mức vừa phải sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Theo dõi và kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Theo dõi huyết áp thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát huyết áp. Qua đó, sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Quản lý bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do gây tổn thương mạch máu. Giữ lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát thông qua chế độ ăn kiêng, tập thể dục và dùng thuốc.
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể góp phần gây ra huyết áp cao, béo phì và các yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ. Hãy đặt mục tiêu có được giấc ngủ chất lượng từ 7-9 giờ mỗi đêm.
Luôn năng động về tinh thần
Tham gia vào các hoạt động thử thách trí não của bạn, chẳng hạn như câu đố, đọc sách hoặc học một kỹ năng mới. Điều này có thể giúp duy trì chức năng nhận thức và giảm nguy cơ đột quỵ.
Thực hiện theo các chiến lược này có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ chính như huyết áp cao, cholesterol cao và béo phì.
Bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, các cá nhân có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và chức năng não tổng thể, giảm khả năng bị đột quỵ.
8 thực phẩm chứa chất làm loãng máu tự nhiên giúp ngăn ngừa đột quỵ
(PLO)- Một số thực phẩm, chẳng hạn như gừng, tỏi, nghệ, quế,... có đặc tính làm loãng máu có thể giúp thúc đẩy lưu thông máu, từ đó ngăn ngừa đột quỵ.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống