Nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học là sản xuất lương thực và thực phẩm. Ai cũng biết rằng sản xuất các loại thực phẩm như thịt bò có thể dẫn đến lượng khí thải carbon đáng kể. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một số nông sản quan trọng có thể có tác động không kém khi nói đến tổn thất đa dạng sinh học.
Theo Keiichiro Kanemoto, Phó giáo sư tại Viện Nghiên cứu nhân loại và tự nhiên (RIHN) ở Kyoto (Nhật Bản) và là một trong những tác giả chính của công trình nghiên cứu, "sản xuất lương thực vẫn là nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học. Tuy nhiên, hiện đang thiếu dữ liệu có hệ thống về sản phẩm nào và quốc gia nào chịu trách nhiệm nhiều nhất cho tổn thất này. Nghiên cứu của chúng tôi kết hợp dữ liệu về sử dụng đất nông nghiệp và môi trường sống của các loài để xác định loại cây trồng nào chịu nhiều áp lực nhất đối với đa dạng sinh học.
Nghiên cứu, được công bố trong kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Nhật, liệt kê những nông sản chủ yếu có nguồn gốc từ các khu vực được ưu tiên bảo tồn cao. Các nghiên cứu trước đây đã định lượng carbon, đất và nước của ngành nông nghiệp, còn các mối đe đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái từ nông nghiệp vẫn chưa được hiểu rõ và thường bị bỏ qua. Những phát hiện gần đây dự kiến sẽ hỗ trợ hình thành các chính sách bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ an ninh lương thực trên thế giới.
Các kết quả đã được công bố rộng rãi trên Google Earth Engine, một nền tảng điện toán đám mây được sử dụng để phân tích môi trường. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu canh tác, cơ sở dữ liệu về chuỗi cung ứng toàn cầu và các mô hình sinh thái mới với dữ liệu bảo tồn của hơn 7.000 loài để ước tính giá trị bảo tồn của các khu vực khác nhau. Nó bao gồm 50 sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ 200 quốc gia.
Nhu cầu đáng báo động từ đậu nành, gạo và thịt bò
Dựa trên mức độ ưu tiên bảo tồn, từ thấp nhất đến cao nhất, nhóm nghiên cứu quốc tế, bao gồm các thành viên đến từ Na Uy, Hà Lan và Nhật Bản, đã chia các khu vực nông nghiệp thành bốn cấp. Sau đó, họ xác định những sản phẩm nông nghiệp cụ thể nào được sản xuất ở các cấp độ ưu tiên khác nhau này.
Theo các nhà nghiên cứu, các khu vực được coi là ưu tiên bảo tồn cao nhất là nơi diễn ra khoảng 1/3 tổng số hoạt động canh tác. Một mô hình nổi lên là một số mặt hàng quan trọng, như thịt bò, gạo và đậu nành, thường được sản xuất ở các khu vực ưu tiên bảo tồn cao. Các sản phẩm thay thế khác, như lúa mạch và lúa mì, chủ yếu đến từ các khu vực có nhu cầu bảo tồn thấp hơn.
Theo Daniel Moran, một nhà khoa học cấp cao tại Viện Khí hậu và môi trường (NILU) và là giáo sư nghiên cứu tại Đại học Khoa học và kỹ thuật Na Uy (NTNU), đồng tác giả của nghiên cứu, "Đối với tôi, một điều đáng ngạc nhiên là mức độ ảnh hưởng của cùng một loại cây trồng có thể khác nhau thuộc vào nguồn gốc của nó.
Ví dụ, ở Brazil, thịt bò và đậu nành được nuôi trồng ở các khu vực ưu tiên bảo tồn cao hơn so với ở Bắc Mỹ. Tương tự, lúa mì được trồng ở các vùng ưu tiên bảo tồn thấp hơn như ở Đông Âu hơn là ở Tây Âu.
Ngoài ra, thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong
Theo mô hình của các nhà nghiên cứu, cà phê và ca cao chủ yếu được trồng ở các khu vực ưu tiên bảo tồn cao ở các quốc gia xích đạo, nhưng những loại cây công nghiệp này chủ yếu được tiêu thụ ở các quốc gia giàu có hơn như Mỹ và các thành viên của Liên minh châu Âu. Trung Quốc, với nhu cầu cao đối với nhiều mặt hàng, có ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất lương thực ở các khu vực ưu ưu tiên bảo tồn cao.
Nghiên cứu cũng chứng minh cách các quốc gia khác nhau có thể có các nhu cầu thực phẩm khác nhau rõ rệt. Để đáp ứng nhu cầu về thịt bò và sữa, Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản đều phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Hơn 1/4 lượng thịt bò và sữa được tiêu thụ ở Nhật Bản đến từ các khu vực ưu tiên bảo tồn cao. Đó chỉ là 10% đối với các khu vực khác.
Theo Kanemoto, "Điều đó cho thấy có những cơ hội để thay đổi dấu ấn đa dạng sinh học trong việc tiêu thụ thực phẩm bằng cách đơn giản là thay đổi nguồn cung ứng sản phẩm thực phẩm của chúng ta."
Mặc dù ai cũng biết rằng gia súc, đậu tương và dầu cọ được nuôi ở các khu vực ưu tiên bảo tồn cao, nghiên cứu cho thấy rằng các mặt hàng khác, chẳng hạn như ngô, mía và cao su, cũng có vấn đề và cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm nhiều hơn.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Mô hình trồng trọt và môi trường sống sẵn có sẽ bị thay đổi do khí hậu thay đổi trong tương lai. Để xác định xem sự tương tác giữa đa dạng sinh học hoang dã và canh tác sẽ thay đổi như thế nào trong điều kiện nhiệt độ thay đổi vào năm 2070, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình của họ để xem xét các kịch bản khác nhau.
Các loài có khả năng xâm chiếm các lãnh thổ mới trong một thế giới ấm hơn, điều này có thể làm tăng cạnh tranh ở các khu vực ưu tiên bảo tồn cao mới hoặc giảm thiểu xung đột ở các điểm nóng bảo tồn hiện tại.
Thông tin của công trình nghiên cứu đưa ra một số ước tính về sự cạnh tranh trong tương lai theo một loạt các kịch bản, mặc dù các nhà nghiên cứu không tạo ra một bản đồ chi tiết dự báo các xung đột trong tương lai giữa nông nghiệp và bảo tồn.
Theo Kanemoto, "Kiến thức thu được từ nghiên cứu của chúng ta sẽ giúp giảm bớt sự đánh đổi giữa nhiều quốc gia liên quan đến sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Tính toán nhu cầu thực phẩm đòi hỏi phải tính toán lại nhu cầu chi tiết của thực phẩm. Bầu khí quyển và nguồn nước đang bị tổn hại nghiêm trọng do nhu cầu của chúng ta. Nông dân và chính phủ trên toàn thế giới đang tìm kiếm các chiến lược giúp duy trì thịnh vượng đồng thời giảm thiểu tác hại không thể đảo ngược đối với môi trường. Để hỗ trợ các chính sách này, cũng cần phải có các chính sách phát triển bền vững tương tự cho nông nghiệp.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống