54% dân số toàn cầu vẫn "chê" internet trên di động

 

Hạ tầng mạng di động là nguyên nhân chính
 
Theo đó, 19% dân số thế giới chưa tiếp cận với internet thông qua di động là bởi các vấn đề liên quan tới hạ tầng mạng di động. Nơi họ sống hạ tầng mạng chưa đủ đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ, hoặc thậm chí là chưa phủ sóng các mạng 3G, 4G. 35% còn lại liên quan tới vấn đề về giá cước (chưa phù hợp với túi tiền), thiếu các nội dung mong muốn (các nội dung đặc trưng liên quan tới nơi sinh sống và làm việc) và cuối cùng là họ chưa biết sử dụng (thiếu kỹ năng khai thác thông tin).

Những lý do chính khiến 54% dân số thế giới chưa sử dụng internet di động
Những lý do chính khiến 54% dân số thế giới chưa sử dụng internet di động

3G hiện đã được phủ sóng tới khoảng 80% dân số toàn cầu, tăng đáng kể so với mức 64% hồi năm 2014, đem lại cơ hội trải nghiệm dịch vụ internet di động tốc độ cao hơn hẳn so với truy nhập qua GPRS và 2G cho nhiều người hơn. Việc phủ sóng rộng các mạng 3G, 4G rộng khắp tới 100% dân số thế giới vẫn đang là một thách thức lớn đối với các nhà mạng, tuy nhiên GSMA cho rằng nó không phải là lý do chính khiến già nửa dân số thế giới vẫn chưa tiếp cận với internet.

Phần lớn các khu vực hiện chưa được phủ sóng 3G hiện nay đều là các khu vực vùng sâu vùng xa, địa hình hiểm trở. Không chỉ khó khăn trong việc triển khai mà nó là một thách thức lớn đối với nguyên tắc kinh doanh có lãi của các nhà mạng di động.

Theo GSMA, tính tới hết tháng 3/2016, các quốc gia châu Á - TBD đã phủ sóng 3G tới khoảng gần 80% dân số cả nước.
Theo GSMA, tính tới hết tháng 3/2016, các quốc gia châu Á - TBD đã phủ sóng 3G tới khoảng gần 80% dân số cả nước.

Giá thành dịch vụ là một lý do khiến nhiều người chưa dùng internet di động, song cũng không phải là rào cản chính. Mức chi phí ở đây được định nghĩa bao gồm cả chi phí để sở hữu thiết bị cầm tay, chi phí cho dịch vụ thoại, SMS và dữ liệu.

Vấn đề giá thành có vẻ trầm trọng nhất tại khu vực Bắc Phi, số người dùng cho rằng giá dịch vụ/giá thiết bị còn quá đắt khiến họ khó có thể tiếp cận internet di động lên tới 36% số người được hỏi.

54% dân số toàn cầu vẫn chê internet trên di động

Nhìn vào các con số trong bảng có thể thấy rõ đâu là lý do chính ngăn cản người dùng tiếp cận với internet di động - đó chính là việc thiếu các nội dung mang tính bản địa. Như đã nói, vùng phủ sóng 3G, 4G đã được mở rộng một cách đáng kể trong hai năm qua, và phần lớn là phủ sóng tới những khu vực khó khăn, nơi còn nhiều người chưa tiếp cận dịch vụ. Tuy nhiên, có vẻ các nhà cung cấp dịch vụ di động cũng như các nhà cung cấp nội dung đã dành quá ít sự quan tâm với cho việc phát triển các nội dung mang tính bản địa - những nội dung mà người dân sinh sống ở địa phương cần.
 
Và vì thế, theo logic trước khi quyết định sử dụng một dịch vụ nào đó, người dùng sẽ tự hỏi - nó giúp gì cho mình? Nếu không có những thông tin, nội dung người dùng cần thì họ sử dụng dịch vụ làm gì dù rằng họ hoàn toàn có khả năng chi trả.
 
Việc hiện có tới 35% những người đang dùng internet di động vẫn đang truy nhập internet qua mạng 2G một lần nữa khẳng định chắc chắn thêm vai trò quan trọng của việc phát triển các dịch vụ nội dung mang tính bản địa. Họ vẫn dùng dù tốc độ truy nhập thấp bởi nó có những thông tin mà họ cần.

54% dân số toàn cầu vẫn chưa sử dụng internet trên di động

7,3 tỷ kết nối di động và 4,7 tỷ người dùng di động

Trong báo cáo, GSMA cũng đưa ra con số lượng người dùng di động thực tế trên thế giới hiện nay cũng như dự báo tốc độ tăng trưởng ngừoi dùng tới năm 2020. Trong những báo cáo gần đây, chúng ta vẫn nghe tới thông tin thế giới đã có hơn 7 tỉ thuê bao di động, gần bằng đúng tổng dân số thế giới. Tuy nhiên, con số này chính xác là hơn 7 tỉ kết nối di động (mobile connection), là số lượng sim đang hoạt động trên toàn thế giới. Nó không đồng nhất với số người dùng di động bởi một người có thể cùng một lúc sử dụng nhiều sim điện thoại khác nhau.

Ấn Độ sẽ trở thành thị trường tăng trưởng thuê bao di động mới nhiều nhất thế giới, thay thế cho Trung Quốc. Theo dự báo, trong vòng năm năm từ 2015 - 2020, cả thế giới sẽ có thêm 1,1 tỷ người dùng di động mới, nâng tổng số người dùng di động lên con số 5,7 tỷ người. Trong đó riêng Ấn Độ đã chiếm tới 31% với khoảng 337 triệu người dùng mới.
 
Trung Quốc lùi lại vị trí thứ 2 với 209 triệu người dùng mới. Toàn châu Á - TBD (không tính Ấn Độ, Trung Quốc) cũng chỉ tăng thêm 247 triệu người dùng mới. Kèm theo sự gia tăng người dùng di động mới, châu Á cũng trở thành điểm sáng về tốc độ tăng trưởng người dùng smartphone bởi giá thành các thiết bị này đang ngày càng được bình dân hóa. Tỷ lệ này ở Ấn Độ dự báo sẽ tăng gấp đôi, lên mức khoảng 49% người dùng di động sử dụng smartphone vào năm 2020.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống