Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 4/5: Tăng nhẹ

 

Theo phân tích kỹ thuật, giá vàng thế giới có thể tăng ngay trong phiên đầu tuần. 

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá vàng cho biết giá vàng khó tăng nhanh trong ngắn hạn. Theo ông Everett Millman, chuyên gia cao cấp của Tập đoàn vàng Gainesbville Coins, giá vàng thường chững lại vào tháng 5 hoặc 6 do yếu tố mùa vụ, trừ khi xảy ra xung đột địa chính trị.

Giai đoạn này của năm nay lại đúng vào thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, dẫn đến nhu cầu vàng vật chất giảm mạnh hơn nữa. Theo Millman, mặc dù giá vàng chưa thể tăng đáng kể trong ngắn hạn, nhưng vẫn có triển vọng tăng đáng kể trong trung và dài hạn do áp lực lạm phát tăng mạnh.

Dự báo nói trên được đưa ra cũng có cơ sở bởi hàng loạt doanh nghiệp Mỹ đã phải thu hẹp hoạt động, thậm chí đã đóng cửa ngừng hoạt động trong tháng 4 do dịch bệnh. Điều này dẫn đến số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên tới 30 triệu người trong sáu tuần qua.

Do đó, số liệu việc làm phi nông nghiệp(NFP) có thể sẽ giảm mạnh hơn dự kiến và tỷ lệ thất ngiệp sẽ tăng lên. Điều này chắc chắn sẽ khiến giá vàng bật tăng. Tuy nhiên, giá vàng khó tăng mạnh vì nhu cầu vàng vật chất đang ở mức thấp như đã phân tích ở trên.

Xã hội trong nước đã trải qua nhiều tiến bộ thuận lợi cho tình hình kinh tế. Dịch Covid đang bị ức chế. Các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản đã được khôi phục, phương châm chung sống an toàn cùng Covid 19 được thực hiện khá hiệu quả, đảm bảo cho quá trình khôi phục kinh tế bền vững.

Để đảm bảo vàng trong ngắn hạn khó tăng cao, dòng tiền của các nhà đầu tư sẽ được phân phối vào các lĩnh vực khác sinh lời nhiều hơn.

Vàng trong nước không có biến động đáng kể trong những ngày đầu tháng 5 vì cả nước vừa trải qua bốn ngày nghỉ lễ. Mức giá cơ bản duy trì trong khoảng 47,80-48,50 triệu đồng/lượng ( mua vào - bán ra).

Cụ thể, tại công ty vàng bạc đá quý Sài gòn -SJC khu vực Hà nội, giá niêm yết ở mức 47,85-48,52 triệu đồng/lượng, trong khi giá niêm yết tại SJC khu vực Sài Gòn là 47,85 -48,50 triệu đồng/lượng ( mua vào/bán ra). Chênh lệch mua vào bán ra ở mức khoảng 650 nghìn đồng/lượng.

Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI cơ sở Hà nội niêm yết giá ở mức 47,75-48,24 triệu đồng/lượng, mức giá niêm yết tại HCM là 47,71-48,29 triệu đồng/lượng và chênh lệch mua vào bán ra khoảng 500.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC được niêm yết ở mức 48,85 - 48,40 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), với chênh lệch mua vào bán ra khoảng 550 nghìn đồng/lượng.

Giá niêm yết tại công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ là 47,80-48,60 triệu đồng/lượng ( Mua vào- bán ra). Chênh lệch mua vào bán ra ở mức 800 nghìn đồng/lượng.

Giá được niêm yết tại ngân hàng Eximbank ở mức 47,75-48,25 triệu đồng/lượng ( Mua vào- bán ra), với chênh lệch mua vào bán ra khoảng 500 nghìn đồng/lượng.

Giá chốt phiên tại ngân hàng SCB được niêm yết ở mức 48,05 - 48,55 triệu đồng/lượng ( Mua vào - bán ra), với chênh lệch mua vào bán ra khoảng 500 nghìn đồng/lượng.

Giá chốt phiên tại ngân hàng Sacombank được niêm yết ở mức 47,70-48,75 triệu đồng/lượng ( Mua vào - bán ra), với chênh lệch mua vào bán ra khoảng 1,0 triệu đồng/lượng.

Giá vàng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong phiên giao dịch đầu tuần và xu hướng vàng tăng giá vẫn là chủ đạo trong ngắn hạn, với chiều hướng tâm lý của các nhà đầu tư cùng nhu cầu vàng trên thế giới khi các tổ chức lớn vẫn tiếp tục mua vào.

Theo Tạp chí Điện tử

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống