






Hành trình phím 1,5mm như vậy sẽ cho cảm giác gõ hơi đầm, không quá nảy và tất nhiên không thể nào nhẹ nhàng như bàn phím cánh bướm được. Bàn di chuột có diện tích khá lớn, cảm giác mượt mà.
Màn hình chính là điểm đặc sắc nhất của mẫu máy này khi nó sở hữu màn hình 15 inch, tấm nền E4 OLED xịn xò, độ phân giải 3.5K tương đương 3456 x 2160 pixel và độ sáng cao nhất 410nit. Gam màu đo được 99,9% sRGB, 95,2% Adobe RGB và 99,2% gam màu DCI-P3. Chất lượng hiển thị rất tuyệt vời, màu sắc nổi khối, mịn. Bản thân màn hình đã đạt chứng nhận VESA HDR 500 và mỗi màn hình đã được hiệu chỉnh màu tại nhà máy, với độ chính xác màu là △ E≈1.




Máy sở hữu hệ thống ống dẫn nhiệt kép và quạt kép để tản nhiệt cho vi xử lý AMD Ryzen 7-5800H, GPU AMD RX Vega 8, RAM 16 GB, bộ nhớ 512GB trên chiếc máy đang có ở đây. Một vấn đề mình nhận thấy ở đây đó là màn hình độ phân giải cao khiến những thao tác cuộn nhanh đôi lúc có cảm thấy giật nhẹ, dù màn hình này chỉ có tần số quét 60Hz tiêu chuẩn.




Xiaomi đã loại bỏ hầu hết cổng kết nối để đổi lấy độ mỏng cho máy, chỉ giữ lại 3 cổng USB-C hỗ trợ sạc PD 100w, 1 cổng bên phải hỗ trợ Thunderbolt 4 và cổng 3.5mm. Nhìn khá giống nhau nhưng chúng lại có vai trò khác nhau, USB-C bên trái là Thunderbolt 4, hỗ trợ sạc, truyền dữ liệu và xuất hình ảnh. Phía trên bên phải hỗ trợ sạc và truyền dữ liệu và phía dưới bên phải hỗ trợ xuất dữ liệu và truyền dữ liệu. Nó sẽ không có khe thẻ nhớ và USB-A. Thông qua cổng Thunderbolt 4, có thể kết nối ra màn hình rời và sạc cho các thiết bị khác với công suất cao nhất là 10W. Kết nối không dây có Wi-Fi 6. Pin có dung lượng 66Wh. Máy có loa ngoài kép hỗ trợ âm thanh DTS nhưng chất lượng không cao, thiếu hẳn bass còn treble khá loãng.





Về mức giá, với cấu hình trên thì Mi Notebook Pro 15 có giá gần 30 triệu đồng. Bạn phải bỏ thêm khoảng 120.000 đồng nữa để mua key up lên Windows 10 Pro và dùng tiếng Anh cũng như bỏ đi các ứng dụng Trung Quốc càn sẵn.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống