

Về thiết kế mạch máy, Gryphon Zena dựa trên cấu trúc mạch đặc biệt của Gryphon được thiết kế dual mono, nối tầng trực tiếp, chạy hoàn toàn Class A và không dùng hồi tiếp cho băng thông tín hiệu lên đến 1MHz. Ngoài ra, thiết kế mạch của Zena còn giúp hạn chế nâng pha ở dải cao và đặc biệt cải thiện các chi tiết micro, góp phần tạo nên sự khác biệt trong tái tạo trường âm của sân khấu trình diễn.

Gryphon Audio Zena sử dụng volume dạng cảm ứng thay cho núm xoay truyền thống. Chiết áp volume của preamp này là loại balance. Đây là một bước cải tiến quan trọng, tránh bước chuyển tín hiệu balance từ input sang unbalance trước khi đi7a vào chiết áp volume (unbalance) như trước đây. Chiết áp âm lượng này có tất cả 43 bước (2dB/bước) và chỉ sử dụng duy nhất 2 con điện trở trong đường truyền nhằm hạn chế những sai biệt gâu ra do nhiễu.


Gryphon Audio Zena cho phép trang bị thêm hai bo mạch phono và DAC. Bo phono Gryphon PS2 hỗ trợ các mức trở kháng kim MC 10, 20, 80.6, 100, 200 hoặc 402ohm, ngoài ra, người dùng có thể phối các tuỳ chọn để có mức trở kháng tối ưu. Ví dụ như khi cần khuếch đại cho kim MC 45ohm, người dùng có thể chọn bật hợp hai mức trở kháng 80.6 và 100ohm. Mạch DAC của Gryphon vẫn là thiết kế được thừa hưởng từ đầu giải mã âm thanh đoạt nhiều giải thưởng là model Kalliope, sở hữu chip ESS Sabre ES9018, hỗ trợ giải mã tín hiệu PCM 32-bit/384kHz và DSD512. Đặc biệt người dùng có thể chọn mạch lọc filter ngay trên premap Zena tuỳ tín hiệu digital đầu vào là PCM hay DSD, giúp tối ưu chất lượng giải mã đầu ra.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống