Do sự nóng lên toàn cầu, hàng tỉ người có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cực cao.

 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Sustainability đã xem xét tác động của con người nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục nóng lên ở mức 2,7 độ C vào cuối thế kỷ này.

Theo nghiên cứu, khoảng 2 tỉ người sẽ ở bên ngoài vùng khí hậu thích hợp vào năm 2030, đối mặt với nhiệt độ trung bình từ 29 độ C trở lên, tính đến cả sự nóng lên toàn cầu như dự kiến và sự gia tăng dân số. Con số này sẽ tăng lên khoảng 3,7 tỉ người cho đến năm 2090.

Theo Timothy Lenton, Giám đốc Viện Hệ thống Toàn cầu (thuộc Đại học Exeter, Hoa Kỳ) và là một trong hai tác giả chính của nghiên cứu, 1/3 dân số thế giới có thể đang sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Theo Lenton, "Đó là sự định hình lại sâu sắc về khả năng sinh sống trên bề mặt hành tinh và nó có thể dẫn đến việc tổ chức lại quy mô lớn nơi con người sinh sống.

anh-man-hinh-2023-05-24-luc-09.32.17.png
Thời tiết khắc nghiệt tại Ấn Độ - Ảnh: Getty Images 

Theo báo cáo, khu vực có điều kiện thời tiết lý tưởng có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 13 đến 27 độ C. Thời tiết có xu hướng quá nóng, quá lạnh hoặc quá khô bên ngoài khu vực này.

Theo nghiên cứu, mặc dù chưa đến 1% dân số trên thế giới hiện đang tiếp xúc với nhiệt độ nguy hiểm ở mức trung bình từ 29 độ C trở lên, nhưng biến đổi khí hậu đã khiến hơn 600 triệu người phải đối mặt với tình trạng khó khăn.

Chi Xu, Giáo sư tại Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết mặc dù không nóng đến mức nguy hiểm, nhưng những điều kiện thời tiết hiện nay này có xu hướng khô hơn nhiều và không hỗ trợ mật độ dân số dày đặc.

Theo nghiên cứu, nếu Trái đất nóng lên 2,7 độ C, Ấn Độ, Nigeria, Indonesia, Philippines và Pakistan sẽ là 5 quốc gia hàng đầu có dân số chịu nhiều nhất mức nhiệt nguy hiểm.

Toàn bộ dân số ở một số quốc gia, bao gồm Burkina Faso và Mali, cũng như các đảo nhỏ đang gặp rủi ro do mực nước biển dâng cao, sẽ phải đối mặt với nhiệt độ cao chưa từng có trước đây.

Trong trường hợp xấu nhất, nếu Trái đất nóng lên tới 4,4 độ C hoặc thậm chí 4,4 độ C vào cuối thế kỷ này, một nửa dân số thế giới sẽ nằm ngoài vùng khí hậu thích hợp.

Theo báo cáo, tiếp xúc với nhiệt độ trên 40 độ C có thể gây tử vong và do đó, việc sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt có thể làm tăng tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, nếu độ ẩm quá cao, cơ thể không còn có khả năng tự làm mát đến mức nhiệt độ mà nó có thể thực hiện các chức năng một cách bình thường.

Nhiệt độ cực cao được dự đoán sẽ làm giảm năng suất cây trồng, gia tăng xung đột và lây lan dịch bệnh.

Từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng sự nóng lên vượt quá 1,5 độ C sẽ gây ra những thay đổi thảm khốc và có khả năng không thể đảo ngược. Một bộ phận dân số lớn hơn sẽ thường xuyên phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn như hạn hán, bão, cháy rừng và sóng nhiệt khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên khi các khu vực trong vùng khí hậu thích hợp bị thu hẹp lại.

Bằng cách tránh xa việc đốt dầu, than, khí đốt và hướng tới năng lượng sạch, các chuyên gia cho rằng vẫn còn thời gian để làm chậm tốc độ nóng lên toàn cầu.

Theo Lenton, sẽ có thêm 140 triệu người tiếp xúc với nhiệt độ nguy hiểm cứ mỗi 0,1 độ C nóng lên trên mức hiện tại.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã báo cáo vào đầu tháng này rằng có 66% khả năng nhiệt độ của hành tinh sẽ ấm hơn 1,5 độ C trong vòng 5 năm tới so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

"Chúng ta đã để quá muộn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu một cách đúng đắn đến mức hiện tại chúng ta đang ở thời điểm mà để đạt được tốc độ thay đổi mà chúng ta cần, có nghĩa là phải tăng gấp 5 lần tốc độ giảm phát thải khí nhà kính hoặc quá trình khử cacbon của nền kinh tế toàn cầu", Lenton nói thêm.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống