Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí khoa học địa chất Nature Geoscience cho thấy phần lõi vật chất rắn của lòng Trái đất thường quay bên trong lớp vỏ nóng chảy đã chuyển động chậm đến mức gần như đứng yên. Trước đây, tốc độ quay của lõi rắn nhanh hơn so với phần lõi lỏng.
Từ trường được tạo ra ở lõi ngoài, đồng thời được cân bằng bởi các hiệu ứng hấp dẫn trong lớp phủ của Trái đất, cản trở vòng quay của lõi rắn. Các nhà nghiên cứu có thể xác định tốc độ quay của lõi bên trong đã thay đổi như thế nào kể từ những năm 1960 bằng cách xem xét các sóng địa chấn của trận động đất truyền qua lõi trong.
Họ phát hiện ra rằng sóng địa chấn có xu hướng hoạt động gần như giống nhau kể từ khoảng năm 2009, điều này cho thấy rằng vòng quay của lõi trong đã tạm dừng. Dữ liệu cho thấy điều này đã từng xảy ra vào đầu những năm 1970, dẫn đến kết luận rằng lõi trong hoạt động theo chu kỳ vài thập kỷ và hiện tượng này có thể sắp sửa lặp lại.
Theo các nhà khoa học, phát hiện mới này giúp con người hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa các lớp của Trái đất và các tác động xảy ra sâu bên trong có tác động đến bề mặt hành tinh, chẳng hạn như tăng dần độ dài của ngày thêm 1.000s/năm kể từ năm 2020. Do đó, việc điều chỉnh các bộ hẹn giờ sẽ được nghiên cứu để phù hợp với các hệ thống phần mềm toàn cầu.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng ngày dài hơn sẽ có tác động đến quỹ thời gian của con người. Đồng hồ sinh học của chúng ta, hoặc hoạt động thường ngày, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này. Ngoài ra, nó có thể làm sai lệch các công nghệ hiện đại như GPS.
Theo Phys, nếu một ngày trên Trái đất dài hơn, con người có thể sẽ cần sử dụng giây nhuận âm (negative leap second), trừ đi một giây đồng hồ nguyên tử. Điều này sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề mới đối với các phần mềm dựa vào bộ hẹn giờ hoặc hoạt động theo lịch trình, thậm chí làm sụp đổ toàn bộ mạng lưới internet toàn cầu và hệ thống định vị GPS.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống