Michael Gartenberg, cựu Giám đốc tiếp thị của Apple, đã nói với hãng tin Bloomberg rằng chiếc tai nghe thực tế hỗn hợp này có thể là "một trong những thất bại công nghệ lớn nhất lịch sử."
Michael Gartenberg, người theo Bloomberg, cho rằng Apple đặt cược rủi ro vào thiết bị này do thiếu thị trường lớn cho tai nghe tương tự (đây cũng là mối quan tâm của nhiều nhân viên Apple) và doanh số bán hàng không đáng kể từ các đối thủ cạnh tranh như Magic Leap hay HoloLens của Microsoft.
Michael Gartenberg cho rằng "Tôi nghi ngờ có rất nhiều áp lực nội bộ dành cho điều lớn tiếp theo."
Bất chấp những lo ngại từ nhân viên Apple về mức giá 3.000 USD, tính hữu dụng chung và cách thức hoạt động của nó, Apple được cho là sẽ lên kế hoạch tung ra tai nghe thực tế hỗn hợp tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) vào ngày 5.6 tới sau sự chậm trễ vài năm qua.
Bloomberg trước đây đã đưa tin rằng một số người thử nghiệm sớm đã phát hiện ra rằng tai nghe thực tế hỗn hợp được cho là có hình dạng giống kính trượt tuyết, đeo không thoải mái và không có ứng dụng chủ đạo.
Michael Gartenberg nói với trang Insider rằng nếu những tin đồn và rò rỉ xung quanh tai nghe thực tế hỗn hợp "chính xác" thì đó "sẽ là một sản phẩm không phải của Apple".
Ông nhận xét: "Apple xây dựng các thiết bị có thể bán được hàng triệu chiếc với tỷ suất lợi nhuận cao, không phải là những thử nghiệm chi phí cao để công bố trước công chúng và bán cho các nhà phát triển hoặc những người đam mê có hầu bao rủng rỉnh. Đây là một mô hình thất bại mà Microsoft đã thử với HoloLens và Google đã thử với Glass.
Khi được yêu cầu bình luận về câu chuyện trên, Apple không phản hồi.
Theo Michael Gartenberg, trừ khi tai nghe thực tế hỗn hợp của Apple cung cấp "một số trường hợp sử dụng bất ngờ ngoài game, cách sử dụng trên thị trường đại chúng duy nhất mà chúng ta thấy", thì nó có vẻ đắt và quá lớn với bộ pin bên ngoài (được đồn đại).
Có khả năng công ty muốn thể hiện sự đổi mới vào thời điểm mà iPhone và iPad chỉ là những sản phẩm lặp lại từ thời Steve Jobs, trong khi các hãng khác đang tung ra mắt các sản phẩm mới như iPhone gập và dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI), theo ông, mặc dù có thể những người ngoài không biết lý do đằng sau việc tung ra tai nghe của Apple.
Michael Gartenberg cho biết: "Nó có thể là một thất bại lớn vì sự cường điệu và thực tế là những kỳ vọng vào Apple đã rất cao kể từ khi iPhone được giới thiệu."
Michael Gartenberg trước đây đã từng bày tỏ ý kiến về tai nghe thực tế hỗn hợp này, nói rằng ông không nghĩ đó là "điều lớn lao tiếp theo" của Apple.
"Tôi e ngại rằng công nghệ này sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút sự chấp nhận rộng rãi," Michael Gartenberg viết, "Cho đến khi Apple hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào khác có thể chứng minh một lý do thực sự hấp dẫn để hàng triệu người muốn đeo kính thực tế tăng cường (AR) hoặc thêm thực tế ảo (VR) vào danh sách giải trí tại nhà của họ.
Kể từ khi Apple Watch được phát hành vào năm 2015, tai nghe thực tế hỗn hợp là sản phẩm quan trọng mới nhất của công ty, nếu nó được phát hành vào ngày 5.6. Apple Watch sớm nhận phải một số lời chỉ trích và hoài nghi, nhưng nó đã mang lại doanh thu đáng kể cho Apple và trở thành sản phẩm dẫn đầu thị trường trong danh mục đó.
Apple được cho là đã làm việc trên tai nghe thực tế hỗn hợp trong bảy năm, từng bỏ lỡ mốc phát hành vào năm 2019 và 2022. Hồi tháng 3, một số nhân viên làm việc trên tai nghe hỗn hợp thực tế đã nói với tờ The New York Times rằng việc phát hành sản phẩm có thể bị trì hoãn một lần nữa do nền kinh tế không chắc chắn. Tuy nhiên, Bloomberg khẳng định kế hoạch hiện tại của Apple là công bố thiết bị vào ngày 5.6.
Theo cây viết Mark Gurman từ Bloomberg, Giám đốc điều hành Apple - Tim Cook từng nghi ngại tai nghe thực tế hỗn hợp khi công ty phát triển sản phẩm và muốn có kính AR đơn giản.
Theo Mark Gurman, Tim Cook, Craig Federighi và Johny Srouji từng giữ khoảng cách với tai nghe thực tế hỗn hợp trong suốt quá trình phát triển nó do hàng loạt khó khăn và bất đồng nội bộ.
Theo Mark Gurman, Apple đã bắt đầu phát triển tai nghe thực tế hỗn hợp vào năm 2015, sử dụng Samsung Gear VR và HTC Vive trong các thử nghiệm ban đầu. Theo một số báo cáo, tai nghe này được cho là đã đi chệch hướng đáng kể so với tầm nhìn ban đầu của Tim Cook.
Do những hạn chế về công nghệ, mâu thuẫn nội bộ và sự vội vã để tung một sản phẩm AR/VR ra thị trường, sản phẩm ban đầu được Tim Cook hình dung là "cặp kính có thể đeo cả ngày" nhưng thực tế đã phát triển thành một tai nghe toàn diện giống như kính trượt tuyết và yêu cầu một bộ pin riêng.
Tim Cook không tham gia nhiều vào việc thiết kế và chỉ đóng vai trò trong các buổi trình diễn, bất chấp ý kiến của ông rằng thiết bị nên tập trung vào AR không phô trương. Hành động của Tim Cook đôi khi được coi là thiếu quyết đoán và gây thất vọng cho nhân viên, dẫn đến sự chậm trễ và lo ngại về việc không có được các nguồn lực cần thiết để tạo ra tai nghe thực tế hỗn hợp.
Phó chủ tịch cấp cao về Kỹ thuật phần mềm tại Apple Craig Federighi cũng giữ khoảng cách với tai nghe thực tế hỗn hợp trong quá trình phát triển và có vẻ cảnh giác với thiết bị này.
Phó chủ tịch cấp cao về công nghệ phần cứng của Apple Johny Srouji được cho là hoài nghi về tai nghe thực tế hỗn hợp, ví nó như một dự án khoa học. Ông cảnh báo rằng việc thiết kế chip hiệu suất cao mà tai nghe yêu cầu có thể làm xao nhãng công việc thiết kế chip cho iPhone mới, vốn sẽ mang lại nhiều doanh thu hơn.
Apple đã đảm bảo vào năm 2017 rằng tai nghe hỗn hợp thực tế có thể được bán ra vào năm 2020, nhưng dự án đã bị cản trở bởi những thách thức về phần cứng và phần mềm cũng như những bất đồng về việc phát triển ứng dụng nào cho thiết bị. Một số tính năng của tai nghe thực tế hỗn hợp, chẳng hạn như khả năng hoạt động như màn hình ngoài cho máy Mac và các cuộc gọi video nhiều người, hiện được cho là kém tiên tiến hơn so với dự định ban đầu của Apple. Công ty dự đoán rằng "các ứng dụng của bên thứ ba sẽ cứu nó." Apple đã nói chuyện với các nhà phát triển phần mềm và trò chơi cũng như các doanh nghiệp giải trí để chuẩn bị sẵn nội dung cho tai nghe thực tế trợn hợp sau khi bán ra thị trường.
Apple từng hy vọng rằng người dùng cuối cùng sẽ có thể sử dụng thiết bị AR gắn trên đầu suốt cả ngày, thay thế các tác vụ hiện được thực hiện trên các thiết bị khác như iPhone và Mac, bao gồm duyệt web, chơi game, gửi email, gọi video, cộng tác và tập thể dục, nhưng không mong đợi điều này xảy ra ngay lập tức.
Sau khi bổ sung các tính năng mới và mức giá thấp hơn, các dự đoán nội bộ cho rằng sản phẩm cuối cùng sẽ có tiềm năng lớn như Apple Watch hoặc iPad.
Apple ban đầu dự định bán được 3 triệu tai nghe thực tế hỗn hợp trong năm đầu tiên ra mắt sản phẩm, nhưng giờ đây công ty chỉ dự đoán sẽ bán được 900.000 chiếc. Thay vì bán với giá lỗ như dự kiến ban đầu, Apple đã quyết định bán thiết bị với giá gần bằng chi phí sản xuất.
Trong quá trình phát triển tai nghe thực tế hỗn hợp, Apple sớm nhận ra rằng mục tiêu dài hạn chế tạo kính AR có đủ công suất để hoạt động hiệu quả và mượt mà là không thể. Theo các kỹ sư, kính AR phải cung cấp hiệu suất của iPhone với mức tiêu thụ điện năng chỉ bằng 1/10 để ngăn quá nóng. Trên kính AR, Apple chỉ sử dụng một lượng tài nguyên nhỏ.
Nhân viên dự án tuyên bố rằng công ty tiếp tục làm việc trên thiết bị "tuyệt vọng" (kính AR) chỉ để làm cho Tim Cook hài lòng. Nhóm phát triển tin rằng Apple có thể giới thiệu tai nghe thực tế hỗn hợp đầu tiên chỉ một năm sau khi tung ra nó và đã nói điều này tại cuộc họp toàn công ty vào cuối năm 2019. Mặc dù họ không đạt được tiến bộ đáng kể nào trên kính AR vào năm 2019, nhưng nhóm phát triển tin rằng họ có thể làm như vậy chỉ một năm sau khi phát hành tai nghe hỗn hợp đầu tiên.
Apple cuối cùng đã "hầu như bỏ ý tưởng" về bất kỳ sự phát triển nghiêm túc nào với kính AR độc lập trong nhiều năm. Có thông tin cho rằng Apple sẽ mất ít nhất 4 năm để giới thiệu bất kỳ sản phẩm như vậy.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống