(Tổ Quốc) - Theo một nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), ăn một số loại thảo mộc cùng hoạt động vệ sinh răng miệng có thể là "chìa khóa" để ngăn ngừa muỗi đốt .
Cụ thể theo nguyên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology, các chuyên gia tại Đại học Johns Hopkins đã tiến hành một thử nghiệm tại quốc gia phía nam Châu Phi Zambia để tìm ra câu trả lời tại sao một số người "hấp dẫn" muỗi hơn những người khác.
Cụ thể thử nghiệm được tiến hành bằng 6 người tình nguyện ngủ chung trong một căn lều - với các cảm biến mùi gắn riêng với mỗi người.
Mỗi đêm các nhà nghiên cứu thả 200 con muỗi đói vào lều và theo dõi hoạt động của chúng.
Kết quả thử nghiệm cho thấy những người thu hút muỗi là những người có nhiều axit cacboxylic - một axit hữu cơ có mùi chua do vi khuẩn trên da tạo ra.
Tuy nhiên muỗi lại tránh xa những người có nồng độ eucalyptol cao. Cần lưu ý rằng eucalyptol là hợp chất hữu cơ có mùi thơm có nhiều trong thực vật.
Các thảo mộc có chứa eucalyptol có thể kể tới như mugwort (ngải cứu), sweet basil (húng tây), rosemary (hương thảo), sage (xô thơm) và cardamom (quả bạch đậu khấu). Eucalyptol cũng là thành phần phổ biến trong kem đánh răng và nước súc miệng.
Tiến sĩ Conor McMeniman tại Viện Nghiên cứu Sốt rét của Đại học Johns Hopkins lưu ý:
“Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra gợi ý rằng nồng độ eucalyptol cao trong mùi cơ thể có thể khiến bạn kém hấp dẫn hơn đối với muỗi.
Điểm thú vị thú vị là tất cả những người tham gia nghiên cứu này dường như đều tỏa ra một ít eucalyptol - nhưng người ít hấp dẫn muỗi nhất là người có lượng hợp chất này cao hơn.
Chúng tôi nghĩ rằng người này có thể thu được hợp chất này từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật trong chế độ ăn uống nhưng cũng có thể nó đến từ các sản phẩm khác như kem đánh răng và nước súc miệng".
Các chuyên gia cũng cho rằng ngoài việc tạo ra mùi khó chịu với muỗi, eucalyptol còn có thể hoạt động như một chất khử các hợp chất hữu cơ có thể thu hút muỗi khác như axit cacboxylic.
Tiến sĩ McMeniman cũng nhấn mạnh rằng thử nghiệm mới chỉ giới hạn trong khu vực hạn chế và cần phải được tiếp tục: "Sẽ cần thêm các thử nghiệm với số lượng người tình nguyện lớn hơn để chắc chắn rằng lượng eucalyptol cao trong chế độ ăn uống sẽ giúp đuổi muỗi.
Chúng tôi cũng hy vọng sẽ mở rộng nghiên cứu bằng cách thu thập chi tiết hơn về chế độ ăn uống của những người tham gia thử nghiệm, xem xét kỹ hơn mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và hệ vi sinh vật trên da người trong việc ảnh hưởng đến cách loài muỗi ngửi thấy chúng ta".
Cụ thể theo nguyên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology, các chuyên gia tại Đại học Johns Hopkins đã tiến hành một thử nghiệm tại quốc gia phía nam Châu Phi Zambia để tìm ra câu trả lời tại sao một số người "hấp dẫn" muỗi hơn những người khác.
Cụ thể thử nghiệm được tiến hành bằng 6 người tình nguyện ngủ chung trong một căn lều - với các cảm biến mùi gắn riêng với mỗi người.
Mỗi đêm các nhà nghiên cứu thả 200 con muỗi đói vào lều và theo dõi hoạt động của chúng.
Kết quả thử nghiệm cho thấy những người thu hút muỗi là những người có nhiều axit cacboxylic - một axit hữu cơ có mùi chua do vi khuẩn trên da tạo ra.
Tuy nhiên muỗi lại tránh xa những người có nồng độ eucalyptol cao. Cần lưu ý rằng eucalyptol là hợp chất hữu cơ có mùi thơm có nhiều trong thực vật.
Các thảo mộc có chứa eucalyptol có thể kể tới như mugwort (ngải cứu), sweet basil (húng tây), rosemary (hương thảo), sage (xô thơm) và cardamom (quả bạch đậu khấu). Eucalyptol cũng là thành phần phổ biến trong kem đánh răng và nước súc miệng.
Tiến sĩ Conor McMeniman tại Viện Nghiên cứu Sốt rét của Đại học Johns Hopkins lưu ý:
“Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra gợi ý rằng nồng độ eucalyptol cao trong mùi cơ thể có thể khiến bạn kém hấp dẫn hơn đối với muỗi.
Điểm thú vị thú vị là tất cả những người tham gia nghiên cứu này dường như đều tỏa ra một ít eucalyptol - nhưng người ít hấp dẫn muỗi nhất là người có lượng hợp chất này cao hơn.
Chúng tôi nghĩ rằng người này có thể thu được hợp chất này từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật trong chế độ ăn uống nhưng cũng có thể nó đến từ các sản phẩm khác như kem đánh răng và nước súc miệng".
Các chuyên gia cũng cho rằng ngoài việc tạo ra mùi khó chịu với muỗi, eucalyptol còn có thể hoạt động như một chất khử các hợp chất hữu cơ có thể thu hút muỗi khác như axit cacboxylic.
Tiến sĩ McMeniman cũng nhấn mạnh rằng thử nghiệm mới chỉ giới hạn trong khu vực hạn chế và cần phải được tiếp tục: "Sẽ cần thêm các thử nghiệm với số lượng người tình nguyện lớn hơn để chắc chắn rằng lượng eucalyptol cao trong chế độ ăn uống sẽ giúp đuổi muỗi.
Chúng tôi cũng hy vọng sẽ mở rộng nghiên cứu bằng cách thu thập chi tiết hơn về chế độ ăn uống của những người tham gia thử nghiệm, xem xét kỹ hơn mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và hệ vi sinh vật trên da người trong việc ảnh hưởng đến cách loài muỗi ngửi thấy chúng ta".
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống