(Tổ Quốc) - Công nghệ đặc biệt này giúp Trung Quốc có thể khoan được giếng dầu sâu tới 9.472 m ở khu vực lòng chảo Tarim, thuộc khu tự trị Tân Cương.
Theo đó, Công ty Sinopec đã bắt đầu tiến hành khoan giếng dầu Yuejin 3-3 sâu tới 9.472 m vào ngày 1 tháng 5 vừa qua. Những giếng này nằm ở rìa sa mạc Taklamakan của khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc).
Đây được coi là bước đột phá quan trọng trong hoạt động thăm dò dầu khí siêu sâu và hỗ trợ Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất dầu thô. Giếng Yuejin 3-3 sẽ được khoan tới 9.472 m, cao hơn 620 m so với độ cao của núi Everest và dự kiến hoàn thành trong vòng 170 ngày.
Yuejin 3-3 sẽ trở thành giếng dầu sâu nhất ở châu Á sau khi hoàn thành.
Theo đó, việc khoan giếng Yuejin 3-3 thuộc dự án Shendi-1 tại lưu vực Tarim ở khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc). Đây cũng chính là khu vực lòng chảo có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm tới hơn 60% trữ lượng dầu khí siêu sâu trên đất liền của quốc gia này. Tuy nhiên, khu vực này cũng là một trong những nơi khó thăm dò nhất ở Trung Quốc. Một phần nguyên nhân là do trữ lượng dầu nằm ở độ sâu từ 6.000 đến 10.000 m dưới lòng đất.
Công ty Sinopec đã sử dụng phương pháp gì để khoan giếng dầu sâu gần 10.000 m?
Công nghệ đặc biệt giúp khoan giếng dầu ở độ sâu lớn
Theo đó, Công ty Sinopec, nhà cung cấp sản phẩm hóa dầu lớn nhất Trung Quốc, đã cải tiến công nghệ khoan để vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất cao ở độ sâu hơn 9.000 m. Điều này khiến Trung Quốc trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng khoan giếng sâu tới gần 10.000 m.
Theo ông Liu Lei, Phó giám đốc Viện nghiên cứu kỹ thuật xăng dầu Sinopec, "Các thế hệ công nhân trước đây thường sử dụng mũi khoan chóp xoay để phá vỡ địa tầng. Phương pháp này vừa không hiệu quả vừa làm giảm tuổi thọ của máy móc. Do đó, các phòng ban của Sinopec đã đồng phát triển mũi khoan kim cương, có răng làm từ kim cương nhân tạo đặt trên mũi khoan, để giải quyết vấn đề khi khoan giếng siêu sâu.
Theo ông Liu Lei, mũi khoan đặc biệt này sẽ trực tiếp cắt qua địa tầng với hiệu quả tăng gấp vài lần.
Một bồn địa chứa dầu quan trọng ở Trung Quốc được gọi là Lòng chảo Tarim. Dưới độ sâu trung bình 7.300 m, dầu khí được dự trữ trong lòng chảo. Do đó, khi tiến hành làm việc ở giếng sâu hơn 9.000 m, công nhân dầu khí phải đổi các loại đầu khoan khác nhau.
Trên thực tế, hơn 1/3 nguồn dự trữ dầu khí được tìm thấy ở Trung Quốc được tìm thấy dưới lòng đất, với độ sâu từ 4.500 đến 10.000 m, một số thậm chí còn sâu hơn. Do sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, Trung Quốc hiện có thể sản xuất tháp khoan có khả năng khoan sâu hơn 12.000 m.
Theo ông Wang Long, chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Dầu khí Sinopec, "thông qua việc sáng tạo và thảo luận ý tưởng, chúng tôi đã phát triển được công nghệ tiên tiến nhằm thiết kế các hệ thống khoan, đồng thời vận hành và hỗ trợ chúng tại môi trường sâu và phức tạp." Điều này cũng chỉ ra sự phát triển đột phá trong công nghệ quan trọng.
Minh chứng là nếu thời gian khoan kéo dài 280 ngày trước là 280 ngày, thì hiện tại chỉ còn 97 ngày. Mặt khác, độ chính xác của quá trình khoan cũng tăng từ 60% lên tới hơn 90%.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc khoan giếng dầu sâu như thế này. Trước đó, vào tháng 2/2023, Công ty PetroChina Southwest Oil and Gasfield đã thông báo rằng giếng dầu Pengshen-6 đã đạt tới độ sâu 9.026 m và trở thành giếng dầu thẳng đứng sâu nhất châu Á.
Tỉnh Tứ Xuyên, nằm ở phía tây nam Trung Quốc, là nơi có giếng dầu này. Theo các chuyên gia, quy trình xây dựng công trình này rất khó khăn do điều kiện địa chất phức tạp của giếng vì nó chạy qua hơn 10 địa tầng khác nhau. Do đó, các nhân viên xây dựng cũng phải đối mặt với điều kiện nhiệt độ, áp suất và nồng độ lưu huỳnh cao.
CGTN, Chinadaily, SCMP
Theo đó, Công ty Sinopec đã bắt đầu tiến hành khoan giếng dầu Yuejin 3-3 sâu tới 9.472 m vào ngày 1 tháng 5 vừa qua. Những giếng này nằm ở rìa sa mạc Taklamakan của khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc).
Đây được coi là bước đột phá quan trọng trong hoạt động thăm dò dầu khí siêu sâu và hỗ trợ Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất dầu thô. Giếng Yuejin 3-3 sẽ được khoan tới 9.472 m, cao hơn 620 m so với độ cao của núi Everest và dự kiến hoàn thành trong vòng 170 ngày.
Yuejin 3-3 sẽ trở thành giếng dầu sâu nhất ở châu Á sau khi hoàn thành.
Theo đó, việc khoan giếng Yuejin 3-3 thuộc dự án Shendi-1 tại lưu vực Tarim ở khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc). Đây cũng chính là khu vực lòng chảo có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm tới hơn 60% trữ lượng dầu khí siêu sâu trên đất liền của quốc gia này. Tuy nhiên, khu vực này cũng là một trong những nơi khó thăm dò nhất ở Trung Quốc. Một phần nguyên nhân là do trữ lượng dầu nằm ở độ sâu từ 6.000 đến 10.000 m dưới lòng đất.
Công ty Sinopec đã sử dụng phương pháp gì để khoan giếng dầu sâu gần 10.000 m?
Công nghệ đặc biệt giúp khoan giếng dầu ở độ sâu lớn
Theo đó, Công ty Sinopec, nhà cung cấp sản phẩm hóa dầu lớn nhất Trung Quốc, đã cải tiến công nghệ khoan để vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất cao ở độ sâu hơn 9.000 m. Điều này khiến Trung Quốc trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng khoan giếng sâu tới gần 10.000 m.
Theo ông Liu Lei, Phó giám đốc Viện nghiên cứu kỹ thuật xăng dầu Sinopec, "Các thế hệ công nhân trước đây thường sử dụng mũi khoan chóp xoay để phá vỡ địa tầng. Phương pháp này vừa không hiệu quả vừa làm giảm tuổi thọ của máy móc. Do đó, các phòng ban của Sinopec đã đồng phát triển mũi khoan kim cương, có răng làm từ kim cương nhân tạo đặt trên mũi khoan, để giải quyết vấn đề khi khoan giếng siêu sâu.
Theo ông Liu Lei, mũi khoan đặc biệt này sẽ trực tiếp cắt qua địa tầng với hiệu quả tăng gấp vài lần.
Một bồn địa chứa dầu quan trọng ở Trung Quốc được gọi là Lòng chảo Tarim. Dưới độ sâu trung bình 7.300 m, dầu khí được dự trữ trong lòng chảo. Do đó, khi tiến hành làm việc ở giếng sâu hơn 9.000 m, công nhân dầu khí phải đổi các loại đầu khoan khác nhau.
Trên thực tế, hơn 1/3 nguồn dự trữ dầu khí được tìm thấy ở Trung Quốc được tìm thấy dưới lòng đất, với độ sâu từ 4.500 đến 10.000 m, một số thậm chí còn sâu hơn. Do sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, Trung Quốc hiện có thể sản xuất tháp khoan có khả năng khoan sâu hơn 12.000 m.
Theo ông Wang Long, chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Dầu khí Sinopec, "thông qua việc sáng tạo và thảo luận ý tưởng, chúng tôi đã phát triển được công nghệ tiên tiến nhằm thiết kế các hệ thống khoan, đồng thời vận hành và hỗ trợ chúng tại môi trường sâu và phức tạp." Điều này cũng chỉ ra sự phát triển đột phá trong công nghệ quan trọng.
Minh chứng là nếu thời gian khoan kéo dài 280 ngày trước là 280 ngày, thì hiện tại chỉ còn 97 ngày. Mặt khác, độ chính xác của quá trình khoan cũng tăng từ 60% lên tới hơn 90%.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc khoan giếng dầu sâu như thế này. Trước đó, vào tháng 2/2023, Công ty PetroChina Southwest Oil and Gasfield đã thông báo rằng giếng dầu Pengshen-6 đã đạt tới độ sâu 9.026 m và trở thành giếng dầu thẳng đứng sâu nhất châu Á.
Tỉnh Tứ Xuyên, nằm ở phía tây nam Trung Quốc, là nơi có giếng dầu này. Theo các chuyên gia, quy trình xây dựng công trình này rất khó khăn do điều kiện địa chất phức tạp của giếng vì nó chạy qua hơn 10 địa tầng khác nhau. Do đó, các nhân viên xây dựng cũng phải đối mặt với điều kiện nhiệt độ, áp suất và nồng độ lưu huỳnh cao.
CGTN, Chinadaily, SCMP
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống