Đã có thời, hoa thược dược được coi như một trong những loại hoa đẹp nhất để bày trong dịp Tết, "nhất là lay ơn thì nhì là thược dược". Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng về cách trồng hoa thược dược nở đúng dịp Tết.
Hoa thược dược là loài hoa quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Hoa được trồng phổ biến tại Việt Nam từ thời Pháp thuộc và trở thành loài hoa cổ truyền trong ngày Tết tại nhiều vùng miền. Một số người quan niệm rằng nếu không có lọ hoa thược dược cắm trên ban thờ gia tiên thì chưa được coi là Tết.
Cây hoa thược dược có thể thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau, từ khí hậu lạnh đến nóng và ẩm nên kỹ thuật trồng cây hoa thược dược không phải bỏ công chăm sóc quá nhiều, chỉ cần nắm bắt một chút về thời tiết thích hợp sẽ cho ra những bông hoa nở tươi, đẹp đúng dịp Tết.
Cách trồng hoa thược dược nở đúng Tết
Viện Nghiên cứu Rau quả mới đưa ra loại hoa thược dược lùn. Đây lại là một tin mừng. Loại hoa này chỉ cao độ 30 - 40cm là đã cho hoa.
Các cành hoa thược dược cắt ra chỉ tươi được 5 - 7 ngày là tàn, có khi chỉ được 4 ngày. Nhưng nếu trồng giống thược dược lùn thì có thể để nó nguyên trong chậu.
Khi đó mọi người có thể bày chậu trong nhà hoặc đặt ngay lên bàn. Cây trong chậu có thể đeo hoa tới cả tháng.
Hoa thược dược rất được ưa chuộng trong ngày Tết.
Như vậy, dùng hoa thược dược lùn, các bạn sẽ có hoa trong suốt dịp Tết. Đây là điểm ưu việt của giống hoa này.
Cây đưa vào chậu thì có thể xếp quanh sân, dọc các lối đi, ven bờ ao và có thể để cả ở trên sân thượng. Các bạn chăm sóc cho chúng như chăm sóc ngoài đồng ruộng.
Cách chăm sóc hoa thược dược
Khoảng tháng 4 – 5 khi cây thượt dược không cho hoa nủa thì cắt bỏ thân.
Thược dược có thể nhân giống bằng hạt, bằng củ hoặc bằng giâm cành. Cành thược dược đem giâm, nếu có hóa chất kích thích thì chỉ 5 - 7 ngày là đã bật rễ.
Nhân giống bằng hạt, chỉ áp dụng với thước dược hoa đơn, giống hoa kép nhân giống bằng chồi mầm hoặc chồi ngọn, chồi nách. Khoảng tháng 4 – 5 khi cây thượt dược không cho hoa nủa thì cắt bỏ thân, chừa lại 20 – 30cm, đánh cây cả bầu, eất vào chỗ râm mát hoặc dủ đất bó thành từng bó, cất vào trong nhà.
Đầu tháng 8 đem củ trồng, nhớ rằng nếu mất đoạn gốc cây, tự củ không thể phát chồi mầm được chăm sóc tốt, sau 15 – 20 ngày từ các đốt thân mọc lên các chồi mầm. Cứ 12 – 15 ngày lấy chồi mầm một lần đem giâm. Nếu đất ở nơi cao ráo, để nguyên cả cây, mùa hè cần có các cây eao để che râm.
Tháng 7 – 8 cây phát chồi mầm, tách lấy nhiều chồi có 4 – 6 lá nhớ là nếu lấy được cả một gốc chồi bám vào thân cây mẹ mới mau ra rễ. Cũng có thể cắt ngọn cây.
Đào củ: thời gian thích hợp là giữa tháng 11. Sau khi đào củ lên không nên bỏ lớp đất trồng bên ngoài, nên bảo quản ở nơi không bị thấm sương.
Ngày xưa, người ta còn phải chẻ Chân chồi mầm thành 2 – 4 để Giấm cho ra rễ nhiều.
Sau 2 lần bấm ngọn từ 1 cây mẹ ban đầu sẽ cho ra từ 9 đến 15 ngọn có thể cắt đem giâm.
- Chuẩn bị vườn cây mẹ: nếu cần trồng từ 15 – 20 ha hoa thược dược cần có 1 ha vườn giống cây mẹ đảm bảo chất lượng, sạch sâu bệnh. Ngoài tiêu chuẩn của vườn sản xuất hoa, việc bố trí lực chọn vườn cây mẹ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thật như cao ráo, kín gió, gần đường để thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản mầm non và nếu có điều kiện nên làm nhà che bằng nylon để tránh mưa to, gió lớn, nắng nóng….
Những mầm cây mẹ được chọn là những giống nhập nội, từ nuôi cấy mô tế bào hoặc từ các mầm ngoài vườn sản xuất ra rễ nhiều, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh được trồng với khoảng cách 15 x 15cm (mật độ 400.000 cây/ha). Sau trồng từ 12 đến 15 ngày tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây ra nhiều nhánh và 20 ngày sau lại bấm ngọn lần 2.
Sau 2 lần bấm ngọn từ 1 cây mẹ ban đầu sẽ cho ra từ 9 đến 15 ngọn có thể cắt đem giâm. Lần bấm ngọn này cũng có tác dụng tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau đó cứ 15 – 20 ngày lại thu được 1 lứa mầm. Như vậy, từ 1 cây có thể cho tới 50 – 70 mầm.
Với mức độ bấm ngọn và cắt mầm như vậy trong 1 vụ từ 4 – 6 tháng, 1 ha cây mẹ có thể cung cấp từ 6 – 8 triệu chồi giâm đủ trồng từ 15 – 20 ha.
Chọn những cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non.
Chọn nhữngcành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non, có sức sống khỏe với chiều dài từ 6 – 8cm, có từ 3 – 4 lá xanh tốt, không bị sâu bệnh để đem giâm. Cành to, lá nhiều thì giâm thưa (3 x 3cm = 1.000 cành/m2 ); cành nhỏ, ít lá giâm dày hơn (2,5 x 2,5cm = 1.500 cành/m2 ); mùa thu giâm dày hơn mùa hè.
Thường xuyên tưới đủ nước bằng cách phun sương cho cành giâm nhanh ra rễ (những ngày đầu phun 3 – 4 lần /ngày, những ngày sau phun giảm dần nhưng vẫn đảm bảo cho lá luôn xanh tươi). Cắt bỏ những lá vàng, lá già, phun bổ sung phân bón lá khi cành đã hồi phục và ra rễ cho cây sinh trưởng tốt. Sau 12 – 15 ngày kể từ khi giâm, mỗi cây cho 3 – 5 rễ dài 2 – 3cm, lá ổn định là có thể bứng đem trồng ra vườn sản xuất được.
Kỹ thuật chăm sóc hoa thược dược
Khi chuẩn bị ra nụ thì phải chú ý đưa cây vào chỗ tối, nơi có nhiệt độ thấp để cho cây tiện ra hoa.
Sau 7 – 8 ngày hạt sẽ nảy mầm. Sau 20 – 25 ngày sẽ chuyển cây con sang chậu mới để thực hiện chăm sóc. Thược dược là loài ưa ánh sáng nên để cây ở ngoài trời. Nhưng khi chuẩn bị ra nụ thì phải chú ý đưa cây vào chỗ tối, nơi có nhiệt độ thấp để cho cây tiện ra hoa. Đồng thời tưới nước vào mỗi buổi sáng và tối để tạo độ ẩm cho đất, tránh tình trạng cây bị cháy nắng.
Phân bón cho cây thược dược chủ yếu là phân chuồng hoai và phân rác đã mục. Trong quá trình cây ra nụ cần chú ý bổ sung thêm chất dinh dưỡng để cây cho hoa đẹp.
Phòng trừ sâu bệnh: Hoa thược dược thường bị sâu ăn lá, sâu cuốn lá và các loại nấm tấn công. Bệnh đốm lá sẽ phát sinh chủ yếu vào mùa mưa do thời tiết ẩm, ;úc đầu trên lá xuất hiện những chấm vàng, sau đó lan thành những đốm nâu tròn. Trong trường hợp này bạn nên dùng nước Zineb 0,1% và Boocdo 0,5% để phun.
Nếu cây bị thối rễ, nguyên nhân chủ yếu là do tưới nhiều nước làm đất quá ẩm. Cách duy nhất để xử lý tình huống này đó là vùng rượu 60 độ rửa sạch, sau đó trồng lại.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống