Hướng dẫn cách tự bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện tại nhà

 

Máy phát điện là một công cụ quan trọng, góp phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân. Để đảm bảo quá trình hoạt động của máy ổn định, công suất đạt tiêu chuẩn, vận hành bền bỉ, người sử dụng phải thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện.

Các bước bảo dưỡng máy phát điện tại nhà

  • Vậy công đoạn này có thể làm tại nhà không? Theo dõi bài viết dưới đây nhé, chúng tôi sẽ mô tả chi tiết cho bạn quy trình các bước tự bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện tại nhà. 

    Vì sao cần bảo dưỡng máy phát điện định kỳ?

    Máy phát điện là gì?

    Máy phát điện nắm giữ vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện.
    Máy phát điện nắm giữ vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện.

    Máy phát điện là thiết bị điện từ sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để biến đổi cơ năng thành điện năng hoặc biến đổi các thông số điện năng như điện áp, dòng điện, tần số, góc pha,... Chiếc máy phát điện đầu tiên trên thế giới được sáng chế vào năm 1831 bởi nhà khoa học người Anh Michael Faraday.

    Nguồn cơ năng sơ cấp có thể đến từ các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, tua bin gió, động cơ đốt trong hay các nguồn cơ năng khác. Các dòng máy phổ biến trên thị trường hiện nay chủ yếu sử dụng nguồn cơ năng phát sinh từ động cơ đốt trong chạy dầu diesel, xăng hoặc khí đốt.

    Ngày nay, máy phát điện ngày càng khẳng định được sự quan trọng của mình trong sản xuất và sinh hoạt thường nhật. Nó nắm giữ vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện, thực hiện ba chức năng chính là phát điện, hiệu chỉnh điện áp và chỉnh lưu. 

    Nguyên nhân phải thường xuyên bảo trì máy phát điện

    Máy phát điện
    Máy phát điện cần được bảo quản thường xuyên vì chúng phải luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động với hiệu quả tốt nhất.

    Khi mất điện hoặc có sự cố đột ngột xảy ra, máy phát điện chính là “vị cứu tinh” kịp thời của chúng ta, giúp giải quyết công việc được nhanh chóng, thuận lợi. Để lúc nào cần máy cũng có thể hoạt động trơn tru ngay lập tức, bạn phải thường xuyên theo dõi và thực hiện bảo dưỡng cho máy phát điện. Vì sao cần định kỳ bảo dưỡng máy phát điện? Nguyên nhân chính là do:

    Các bộ phận của máy phát điện cần bảo trì, bảo dưỡng

    Cấu tạo cơ bản của máy phát điện.
    Cấu tạo cơ bản của máy phát điện.

    1. Động cơ

    Động cơ là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong máy phát điện. Vì thế, người dùng cần phải theo dõi chặt chẽ để đảm bảo không có sự cố rò rỉ nào gây nguy hiểm trong quá trình vận hành máy. 

    2. Hệ thống bôi trơn

    Hệ thống bôi trơn bao gồm đầu động cơ và bộ lọc dầu cũng cần được chú ý, bạn nên tự kiểm tra mức dầu cũng như chất lượng dầu trong máy. Nếu có kỹ thuật và biết xử lý lượng dầu được thay ra một cách thích hợp, không làm ảnh hưởng đến môi trường, bạn có thể tự thay dầu và thay bộ lọc dầu.

    3. Hệ thống làm mát

    Hệ thống làm mát có chức năng làm dịu đi mức nhiệt nóng mà các bộ phận khác của máy phát điện tạo ra trong quá trình vận hành, tránh trường hợp cháy nổ do quá nhiệt. Để kiểm tra phần này, bạn tháo nắp và xem xét bộ tản nhiệt, loại bỏ hết vật cản, bụi bặm bám bên ngoài, nếu bụi bám quá dày thì dùng khí nén áp lực thấp hoặc nước để làm sạch.

    4. Hệ thống nhiên liệu

    Nhiên liệu sẽ bị nhiễm bẩn và ăn mòn sau khoảng 1 năm sử dụng, do đó, bạn nên cố gắng dùng hết nhiên liệu trước khi chúng xuống cấp và bắt buộc phải thải ra môi trường. Trong khoảng từ 3 - 6 tháng, cho dù máy không hoạt động bạn cũng phải đem đi đánh bóng, làm sạch nhiên liệu đầy đủ để đảm bảo máy luôn có thể hoạt động trơn tru, đề phòng trường hợp cần sử dụng gấp.

    Sau một thời gian sử dụng, bộ lọc nhiên liệu cũng cần được làm khô để tránh hơi nước tích tụ trong bồn nhiên liệu.

    5. Hệ thống điện

    Ắc quy yếu hoặc hết điện cũng chính là một trong nhiều nguyên nhân phổ biến làm cho máy phát điện không hoạt động. Vì vậy, nếu muốn chiếc máy phát điện của mình có thể hoạt động hiệu quả khi cần, kiểm tra thường xuyên, thay thế khi có hiện tượng ăn mòn và sạc đầy ắc quy là một bước không thể bỏ qua.

    6. Hệ thống xả

    Hệ thống xả có tác dụng xử lý khí thải thoát ra từ máy phát điện. Bạn cũng cần chú ý theo dõi kỹ các đường ống xả, mối nối, mối hàn, miếng đệm xem nó có rò rỉ và làm ảnh hưởng đến môi trường hay không.

    7. Các bộ phận khác

    Bạn cũng phải kiểm tra tổng thể một vòng bên ngoài lẫn bên trong máy để phát hiện sớm nếu có các loại động vật nhỏ như ong, chuột,... vào làm tổ.

    Quy trình bảo dưỡng máy phát điện

    Người ta phân loại thời gian cần bảo trì theo các mốc khác nhau như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.
    Người ta phân loại thời gian cần bảo trì theo các mốc khác nhau như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.

    Để bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện gia đình hay máy phát điện công nghiệp một cách hiệu quả thì người ta phân loại thời gian cần bảo trì theo các mốc khác nhau như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Mỗi mốc thời gian thì sẽ có quy trình bảo dưỡng với nội dung, công việc cụ thể phải thực hiện khác nhau tương ứng.

    Chế độ A - Bảo trì hằng tháng

    1. Hệ thống nhiên liệu

    2. Hệ thống bôi trơn

    3. Hệ thống làm mát

    4. Hệ thống khí nạp và khí xả

    5. Phần liên kết với động cơ

    6. Hệ thống điện

    7. Vệ sinh và vận hành thử

    Chế độ B - Bảo trì sau mỗi 250 giờ hoạt động hoặc 3 tháng

    1. Thực hiện lại bảo trì chế độ A

    2. Hệ thống nhiên liệu

    3. Hệ thống bôi trơn

    4. Hệ thống làm mát

    5. Hệ thống khí nạp và khí xả

    6. Hệ thống điện

    7. Vận hành thử máy phát điện

    Chế độ C - Bảo trì sau mỗi 1500 giờ hoạt động hoặc 6 tháng

    1. Lặp lại chế độ bảo trì B

    2. Hệ thống nhiên liệu

    3. Hệ thống làm mát

    4. Hệ thống xả

    5. Phần liên kết động cơ

    6. Hệ thống điện

    7. Thử vận hành máy phát điện để kiểm tra tổng thể một lượt

    Chế độ D - Bảo trì mỗi 6000 giờ hoạt động hoặc 1 năm

    1. Lặp lại chế độ bảo trì C

    2. Hệ thống nhiên liệu

    3. Hệ thống làm mát

    4. Hệ thống xả

    5. Phần liên kết động cơ

    6. Hệ thống điện

    7. Khởi động máy phát điện để kiểm tra lại 

    Một số lưu ý khi bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện

    Cần vận hành máy thường xuyên, cho dù không sử dụng cũng bật cho máy hoạt động.
    Cần vận hành máy thường xuyên, cho dù không sử dụng cũng bật cho máy hoạt động.

    Hy vọng rằng, những thông tin cơ bản mà chúng tôi đưa ra trên đây sẽ giúp bạn có thể tự bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện gia đình tại nhà một cách tốt nhất. Với những công đoạn đòi hỏi chuyên môn cao, bạn vẫn nên tìm thêm sự trợ giúp từ các kỹ thuật viên có chuyên môn để đảm bảo việc bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện của gia đình hiệu quả hơn, không xảy ra sai sót, hỏng hóc nhé.

    Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống