Kính thiên văn 10 tỷ USD thiệt hại vĩnh viễn sau 14 lần va chạm với thiên thạch

 

(Tổ Quốc) - Tuy nhiên, hầu hết các vụ va chạm như vậy của kính thiên văn James Webb đều nằm trong tính toán trước đó của NASA.

Kể từ khi được phóng lên không gian vào tháng 12 năm ngoái, James Webb - kính viễn vọng không gian hiện đại nhất thế giới đã liên tục bị ‘tấn công’ bởi các thiên thạch siêu nhỏ. Theo tiết lộ của NASA, đã có 14 vụ va chạm giữa các mẫu thiên thạch cỡ nhỏ (hay vi hạt không gian) và kính viễn vọng trị giá 10 tỷ USD được ghi nhận, gây ra thiệt hại không thể khắc phục được.

"Chúng tôi ghi nhận 14 lần các mẩu thiên thạch cỡ nhỏ va chạm với tấm gương trên James Webb, với tần suất trung bình từ một đến hai lần xảy ra mỗi tháng", Mike Menzel, kỹ sư trưởng sứ mệnh James Webb, thuộc Trung tâm Goddard Space Flight của NASA chia sẻ trên trang blog.

Kính thiên văn 10 tỷ USD thiệt hại vĩnh viễn sau 14 lần va chạm với thiên thạch - Ảnh 1.

Kính thiên văn James Webb khi đang trong giai đoạn lắp ráp

Đáng chú ý, hầu hết các vụ việc như vậy đều nằm trong tính toán trước đó của NASA. Tuy nhiên, một vụ va chạm xảy ra vào tháng 5/2022, khi một mẩu thiên thạch nhỏ đã lao vào tấm gương mạ vàng có kích thước 6,5m của James Webb. Được NASA phân loại là “sự kiện ngẫu nhiên không thể tránh khỏi”, vụ va chạm đã khiến kính James Webb chệch khỏi đôi chút vị trí được thiết lập ở ngoài không gian. Tuy nhiên, các kĩ sư NASA đã có thể điều chỉnh vị trí 18 tấm gương để James Webb vẫn có thể hoạt động bình thường ở vị trí mới trong không gian.

Trên thực tế, những vụ việc như trên không hề hiếm gặp. Vũ trụ là một nơi nguy hiểm để các thiết bị khoa học hoạt động, với các mối đe dọa liên tục bao gồm các tia vũ trụ với cường độ lớn, ánh sáng cực tím khắc nghiệt và các hạt tích điện từ Mặt trời cũng như các mẩu thiên thạch nhỏ di chuyển với vận tốc cực lớn.

Tuy nhiên, các kỹ sư vận hành kính James Webb đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để giảm thiểu khả năng kính bị hư hỏng thêm. Cụ thể, kính James Webb sẽ giảm thiểu thời gian quay mặt kính về hướng được gọi là “khu vực tránh vi hạt không gian” – nơi có nhiều thiên thạch cỡ nhỏ di chuyển với vận tốc cực cao theo thống kê của NASA.

Một rủi ro khác có thể kể đến, là các trận mưa sao băng, vốn là tàn tích còn sót lại trên đường đi của các sao chổi khi chúng di chuyển trong Thái dương hệ.

Đây là một kịch bản có thể xảy ra vào tháng 5/2023 và tháng 5/2024, khi James Webb có thể sẽ gặp phải các lớp bụi tỏa ra từ đuôi sao chổi Halley.

“Các mẩu thiên thạch cực nhỏ di chuyển ngược hướng với hướng di chuyển của kính, có vận tốc tương đối gấp đôi cùng động năng gấp 4 lần. Do vậy, việc chủ động điều khiển hướng của kính khi có thể sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và khả năng hoạt động của kính trong nhiều thập kỷ”, Lee Feinberg, Giám đốc đội ngũ quang học của James Webb tại NASA cho biết.

Tham khảo Space.com/wikipedia

Kính thiên văn không gian James Webb (JWST), trước đó gọi là Kính thiên văn không gian thế hệ tiếp theo (NGST), là một kính viễn vọng không gian đã được chế tạo và đã được phóng lên vào 19 giờ 20 phút (giờ Việt Nam) ngày 25 tháng 12 năm 2021. Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer. Kính viễn vọng này có đặc điểm bao gồm một gương chính ghép mảnh đường kính 6,5 mét được tên lửa đưa tới điểm L2 của hệ Mặt Trời-Trái Đất. Các tấm chắn Mặt Trời lớn sẽ giữ cho gương và bốn thiết bị khoa học luôn ở dưới 50 K (−220 °C; −370 °F).

Anh Việt

Kể từ khi được phóng lên không gian vào tháng 12 năm ngoái, James Webb - kính viễn vọng không gian hiện đại nhất thế giới đã liên tục bị ‘tấn công’ bởi các thiên thạch siêu nhỏ. Theo tiết lộ của NASA, đã có 14 vụ va chạm giữa các mẫu thiên thạch cỡ nhỏ (hay vi hạt không gian) và kính viễn vọng trị giá 10 tỷ USD được ghi nhận, gây ra thiệt hại không thể khắc phục được.

"Chúng tôi ghi nhận 14 lần các mẩu thiên thạch cỡ nhỏ va chạm với tấm gương trên James Webb, với tần suất trung bình từ một đến hai lần xảy ra mỗi tháng", Mike Menzel, kỹ sư trưởng sứ mệnh James Webb, thuộc Trung tâm Goddard Space Flight của NASA chia sẻ trên trang blog.

Kính thiên văn 10 tỷ USD thiệt hại vĩnh viễn sau 14 lần va chạm với thiên thạch - Ảnh 1.

Kính thiên văn James Webb khi đang trong giai đoạn lắp ráp

Đáng chú ý, hầu hết các vụ việc như vậy đều nằm trong tính toán trước đó của NASA. Tuy nhiên, một vụ va chạm xảy ra vào tháng 5/2022, khi một mẩu thiên thạch nhỏ đã lao vào tấm gương mạ vàng có kích thước 6,5m của James Webb. Được NASA phân loại là “sự kiện ngẫu nhiên không thể tránh khỏi”, vụ va chạm đã khiến kính James Webb chệch khỏi đôi chút vị trí được thiết lập ở ngoài không gian. Tuy nhiên, các kĩ sư NASA đã có thể điều chỉnh vị trí 18 tấm gương để James Webb vẫn có thể hoạt động bình thường ở vị trí mới trong không gian.

Trên thực tế, những vụ việc như trên không hề hiếm gặp. Vũ trụ là một nơi nguy hiểm để các thiết bị khoa học hoạt động, với các mối đe dọa liên tục bao gồm các tia vũ trụ với cường độ lớn, ánh sáng cực tím khắc nghiệt và các hạt tích điện từ Mặt trời cũng như các mẩu thiên thạch nhỏ di chuyển với vận tốc cực lớn.

Tuy nhiên, các kỹ sư vận hành kính James Webb đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để giảm thiểu khả năng kính bị hư hỏng thêm. Cụ thể, kính James Webb sẽ giảm thiểu thời gian quay mặt kính về hướng được gọi là “khu vực tránh vi hạt không gian” – nơi có nhiều thiên thạch cỡ nhỏ di chuyển với vận tốc cực cao theo thống kê của NASA.

Một rủi ro khác có thể kể đến, là các trận mưa sao băng, vốn là tàn tích còn sót lại trên đường đi của các sao chổi khi chúng di chuyển trong Thái dương hệ.

Đây là một kịch bản có thể xảy ra vào tháng 5/2023 và tháng 5/2024, khi James Webb có thể sẽ gặp phải các lớp bụi tỏa ra từ đuôi sao chổi Halley.

“Các mẩu thiên thạch cực nhỏ di chuyển ngược hướng với hướng di chuyển của kính, có vận tốc tương đối gấp đôi cùng động năng gấp 4 lần. Do vậy, việc chủ động điều khiển hướng của kính khi có thể sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và khả năng hoạt động của kính trong nhiều thập kỷ”, Lee Feinberg, Giám đốc đội ngũ quang học của James Webb tại NASA cho biết.

Tham khảo Space.com/wikipedia

Kính thiên văn không gian James Webb (JWST), trước đó gọi là Kính thiên văn không gian thế hệ tiếp theo (NGST), là một kính viễn vọng không gian đã được chế tạo và đã được phóng lên vào 19 giờ 20 phút (giờ Việt Nam) ngày 25 tháng 12 năm 2021. Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer. Kính viễn vọng này có đặc điểm bao gồm một gương chính ghép mảnh đường kính 6,5 mét được tên lửa đưa tới điểm L2 của hệ Mặt Trời-Trái Đất. Các tấm chắn Mặt Trời lớn sẽ giữ cho gương và bốn thiết bị khoa học luôn ở dưới 50 K (−220 °C; −370 °F).

Kính thiên văn 10 tỷ USD thiệt hại vĩnh viễn sau 14 lần va chạm với thiên thạch - Ảnh 1.

Kính thiên văn không gian James Webb (JWST), trước đó gọi là Kính thiên văn không gian thế hệ tiếp theo (NGST), là một kính viễn vọng không gian đã được chế tạo và đã được phóng lên vào 19 giờ 20 phút (giờ Việt Nam) ngày 25 tháng 12 năm 2021. Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer. Kính viễn vọng này có đặc điểm bao gồm một gương chính ghép mảnh đường kính 6,5 mét được tên lửa đưa tới điểm L2 của hệ Mặt Trời-Trái Đất. Các tấm chắn Mặt Trời lớn sẽ giữ cho gương và bốn thiết bị khoa học luôn ở dưới 50 K (−220 °C; −370 °F).

Kính thiên văn không gian James Webb (JWST), trước đó gọi là Kính thiên văn không gian thế hệ tiếp theo (NGST), là một kính viễn vọng không gian đã được chế tạo và đã được phóng lên vào 19 giờ 20 phút (giờ Việt Nam) ngày 25 tháng 12 năm 2021. Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer. Kính viễn vọng này có đặc điểm bao gồm một gương chính ghép mảnh đường kính 6,5 mét được tên lửa đưa tới điểm L2 của hệ Mặt Trời-Trái Đất. Các tấm chắn Mặt Trời lớn sẽ giữ cho gương và bốn thiết bị khoa học luôn ở dưới 50 K (−220 °C; −370 °F).

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống