“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh”

 

(Tổ Quốc) - GS Katalin Karikó từng là một trong ba nhà khoa học thắng giải thưởng trị giá 3 triệu USD (hơn 70 tỷ đồng) từ VinFuture, do ông Phạm Nhật Vượng sáng lập, chia sẻ bà từng nghĩ mình không đủ thông minh. Tuy nhiên, nữ GS vừa trở thành đồng chủ nhân của giải Nobel Y sinh 2023.

Khoảng 12h ngày 2/10 (tức 17h – giờ Việt Nam), đại diện Viện Hàn lâm Thụy Điển xướng tên công trình nghiên cứu về vaccine mRNA ngừa Covid-19 của hai GS Katalin Karikó và Drew Weissman đoạt giải Nobel Y sinh 2023. Theo đó, nhà khoa học Katalin Kariko (quốc tịch Hungary) là nữ giáo sư ngành hóa sinh phân tử, Phó Chủ tịch cấp cao của BioNTech, trong khi giáo sư, bác sĩ Drew Weissman là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman thuộc ĐH Pennsylvania (Mỹ).

Hội đồng giải thưởng Nobel cho biết, bằng những phát hiện mang tính đột phá, hai nhà khoa học đã góp phần quan trọng vào việc phát triển vaccine với tốc độ chưa từng có trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Ông Thomas Perlmann, thư ký của Hội đồng Nobel, chia sẻ, GS Katalin Karikó và GS Drew Weissman đều choáng ngợp trước tin được nhận giải Nobel.

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 1.

GS Katalin Karikó và GS Drew Weissman vừa trở thành chủ nhân của giải Nobel Y sinh 2023. Ảnh: Pennmedicine

Công trình nghiên cứu của GS Katalin Karikó và GS Drew Weissman được công bố vào năm 2005. Khám phá của hai nhà khoa học đã mở đường cho sự ra đời của vaccine Moderna và Pfizer ngừa bệnh Covid-19. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy tiềm năng để chống lại các căn bệnh khác như ung thư, HIV, tự miễn và bệnh di truyền. 

Trước khi đoạt giải Nobel, Giải thưởng VinFuture năm 2021, một trong số ít giải thưởng khoa học công nghệ quy mô toàn cầu đầu tiên, cũng đã tôn vinh công trình nghiên cứu của GS Karikó và GS Weissman.

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Giải thưởng chính của VinFuture năm 2021 cho 3 nhà khoa học là GS Katalin Karikó, GS Drew Weissman và GS Pieter Rutter Cullis. Ảnh: VFP

Hành trình trước khi đến với giải Nobel của hai nhà khoa học này là không hề dễ dàng, đặc biệt đối với nữ GS Katalin Karikó.

Nữ giáo sư đoạt giải Nobel 2023 từng mắc ung thư, bị mất việc

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 3.

Trước khi được công nhận với công trình giúp cứu sống hàng tỷ người, nữ GS Katalin Karikó từng gặp nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Ảnh: Magyarnemzet

Bà Katalin Karikó (SN 1955) bắt đầu sự nghiệp của mình ở quê hương Hungary vào những năm 1970, khi nghiên cứu về công nghệ mRNA vẫn còn mới mẻ. Bà lấy bằng Tiến sĩ tại ĐH Szeged và làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Trung tâm Nghiên cứu Sinh học của trường. Đến năm 1985, bà Karikó cùng chồng và con gái mới 2 tuổi đã quyết định chuyển đến Mỹ, sau khi bà nhận được lời mời làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại ĐH Temple ở Philadelphia. 

Tài sản duy nhất của cả nhà khi đó là một chiếc ô tô cũ. Chia sẻ với The Guardian, bà Karikó cho biết, gia đình bà đã bán chiếc xe với giá khoảng 1.200 USD và nhét tiền vào con gấu bông của con gái để cất giữ an toàn.

Đến những năm 1900, sự phấn khích ban đầu xung quanh việc nghiên cứu mRNA bắt đầu tan biến, từ hy vọng chuyển sang hoài nghi. Ý tưởng của nhà khoa học Katalin Karikó rằng mRNA có thể được sử dụng nhằm chống lại bệnh tật được coi là quá cấp tiến và có quá nhiều rủi ro về mặt tài chính để tài trợ. Do đó, bà không nhận được những khoản tài trợ của chính phủ hay của công ty.

Katalin Karikó nộp đơn xin trợ cấp này đến trợ cấp khác cho nghiên cứu trên công nghệ mRNA, nhưng liên tiếp bị từ chối. Đến năm 1995, bà bị giáng chức khỏi vị trí của mình tại ĐH Pennsylvania, sau 6 năm làm giảng viên tại đây. Cùng lúc đó, bi kịch lại xảy ra khi nhà khoa học nữ này nhận được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

Trong lúc đó, chồng bà cũng bị mắc kẹt ở Hungary vì vấn đề thị thực. Khó khăn trong cuộc sống, công việc và vấn đề sức khỏe liên tiếp xảy ra với bà Katalin Kariko vào thời điểm đó.

"Tôi từng nghĩ có lẽ mình không đủ giỏi, không đủ thông minh. Tôi đã cố gắng tưởng tượng rằng mọi thứ đều đã sẵn sàng và tôi chỉ việc thực hiện thí nghiệm để có kết quả tốt hơn mà thôi", bà Karikó chia sẻ trong dịp tới Việt Nam vào đầu 2021 để nhận giải thưởng của VinFuture. Nữ GS chia sẻ khi đối diện với nghịch cảnh, bà luôn tìm cách để vượt qua và suy nghĩ những gì có thể làm.

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 4.

GS Karikó và GS Weissman đã có hàng chục năm nghiên cứu về công nghệ mRNA. Ảnh: CNN

GS Karikó và GS Weissman tình cờ gặp nhau vào cuối những năm 1990 khi đang sao chụp các tài liệu nghiên cứu. Kể từ đó hai nhà khoa học làm việc cùng với nhau. Đến năm 2005, hai nhà khoa học công bố một khám phá quan trọng. Đó là mRNA có thể được thay đổi và đưa vào cơ thể một cách hiệu quả nhằm kích hoạt hệ thống miễn dịch. Vaccine dựa trên công nghệ mRNA đã tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, bao gồm lượng kháng thể cao có thể tấn công một bệnh truyền nhiễm cụ thể mà trước đó chưa từng gặp phải.

Vaccine mRNA giống như một bản hướng dẫn được mã hóa, cho phép các tế bào tự sản sinh protein virus. GS Weissman và GS Karikó cho rằng cơ chế này mô phỏng bệnh dịch tốt hơn, đồng thời tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với các loại vaccine truyền thống.

Công trình nghiên cứu giúp cứu sống hàng tỷ người trên thế giới

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 5.

GS Karikó và GS Weissman vừa đoạt giải Nobel Y sinh 2023 với công trình nghiên cứu về vaccine mRNA ngừa Covid-19. Ảnh: Magyarnemzet

Khám phá về mRNA được mô tả trong những bài báo khoa học bắt đầu từ năm 2005, dù phần lớn không mấy người quan tâm. Tuy nhiên, sau đó, nghiên cứu bền bỉ của GS Weissman và GS Karikó đã đặt nền móng cho những phát triển cực kỳ quan trọng giúp phục vụ nhân loại trong đại dịch do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Công ty Moderna (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã nhanh chóng chú ý tới công trình này và đầu từ nghiên cứu vaccine mRNA nhằm ngăn ngừa các bệnh cúm và các mầm bệnh khác. Đến năm 2019, khi Covid-19 xuất hiện, chính công nghệ mRNA đã giúp phát triển loại vaccine giúp cứu sống hàng tỷ người trên thế giới.

Ông J. Larry Jameson, phó chủ tịch điều hành của ĐH Pennsylvania về hệ thống y tế, đồng thời là trưởng khoa của Trường Perelman, chia sẻ: "Cụm từ "Giải thưởng Nobel" gợi lên hình ảnh những cá nhân mà công việc của họ đã giúp thay đổi thế giới. 

Trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lớn nhất trong đời của chúng ta, các nhà phát triển vaccine đã dựa vào nghiên cứu của GS Weissman và GS Karikó, để cứu sống vô số sinh mạng và mở đường thoát khỏi đại dịch. Hiện nay, cách tiếp cận tương tự cũng đang được thử nghiệm đối với các bệnh khác. Hơn 15 năm sau khi hợp tác trong phòng thí nghiệm có tầm nhìn xa trông rộng, Karikó và Weissman đã để lại dấu ấn lâu dài trong y học".

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 6.

GS Katalin Karikó là đồng chủ nhân Giải thưởng chính của VinFuture năm 2021. Ảnh: VFP

Với công trình nghiên cứu về mRNA trong nhiều năm, Karikó và Weissman đã được công nhận với nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, bao gồm Giải thưởng Nghiên cứu Y học Lâm sàng Lasker-DeBakey, Giải thưởng Princess of Asturias, Giải thưởng Vilcek cho Sự xuất sắc trong Công nghệ Sinh học, Giải thưởng Breakthrough trong Khoa học Đời sống, Giải thưởng chính (Grand Prize) của VinFuture năm 2021 (Giải thưởng toàn cầu thường niên dành cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người)…

Viêc VinFuture vinh danh GS Karikó và GS Weissman trước Nobel 2 năm đã thể hiện tầm vóc và tầm nhìn của Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Trong một chia sẻ vào cuối tháng 6/2023, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những giải thưởng khoa học đến từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những giải thưởng có uy tín, vì sẽ thu hút sự chú ý không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.

 Bài viết tham khảo nguồn: Nobelprize, CNN, Pennmedicine

Minh Hằng

Khoảng 12h ngày 2/10 (tức 17h – giờ Việt Nam), đại diện Viện Hàn lâm Thụy Điển xướng tên công trình nghiên cứu về vaccine mRNA ngừa Covid-19 của hai GS Katalin Karikó và Drew Weissman đoạt giải Nobel Y sinh 2023. Theo đó, nhà khoa học Katalin Kariko (quốc tịch Hungary) là nữ giáo sư ngành hóa sinh phân tử, Phó Chủ tịch cấp cao của BioNTech, trong khi giáo sư, bác sĩ Drew Weissman là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman thuộc ĐH Pennsylvania (Mỹ).

Hội đồng giải thưởng Nobel cho biết, bằng những phát hiện mang tính đột phá, hai nhà khoa học đã góp phần quan trọng vào việc phát triển vaccine với tốc độ chưa từng có trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Ông Thomas Perlmann, thư ký của Hội đồng Nobel, chia sẻ, GS Katalin Karikó và GS Drew Weissman đều choáng ngợp trước tin được nhận giải Nobel.

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 1.

GS Katalin Karikó và GS Drew Weissman vừa trở thành chủ nhân của giải Nobel Y sinh 2023. Ảnh: Pennmedicine

Công trình nghiên cứu của GS Katalin Karikó và GS Drew Weissman được công bố vào năm 2005. Khám phá của hai nhà khoa học đã mở đường cho sự ra đời của vaccine Moderna và Pfizer ngừa bệnh Covid-19. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy tiềm năng để chống lại các căn bệnh khác như ung thư, HIV, tự miễn và bệnh di truyền. 

Trước khi đoạt giải Nobel, Giải thưởng VinFuture năm 2021, một trong số ít giải thưởng khoa học công nghệ quy mô toàn cầu đầu tiên, cũng đã tôn vinh công trình nghiên cứu của GS Karikó và GS Weissman.

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Giải thưởng chính của VinFuture năm 2021 cho 3 nhà khoa học là GS Katalin Karikó, GS Drew Weissman và GS Pieter Rutter Cullis. Ảnh: VFP

Hành trình trước khi đến với giải Nobel của hai nhà khoa học này là không hề dễ dàng, đặc biệt đối với nữ GS Katalin Karikó.

Nữ giáo sư đoạt giải Nobel 2023 từng mắc ung thư, bị mất việc

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 3.

Trước khi được công nhận với công trình giúp cứu sống hàng tỷ người, nữ GS Katalin Karikó từng gặp nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Ảnh: Magyarnemzet

Bà Katalin Karikó (SN 1955) bắt đầu sự nghiệp của mình ở quê hương Hungary vào những năm 1970, khi nghiên cứu về công nghệ mRNA vẫn còn mới mẻ. Bà lấy bằng Tiến sĩ tại ĐH Szeged và làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Trung tâm Nghiên cứu Sinh học của trường. Đến năm 1985, bà Karikó cùng chồng và con gái mới 2 tuổi đã quyết định chuyển đến Mỹ, sau khi bà nhận được lời mời làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại ĐH Temple ở Philadelphia. 

Tài sản duy nhất của cả nhà khi đó là một chiếc ô tô cũ. Chia sẻ với The Guardian, bà Karikó cho biết, gia đình bà đã bán chiếc xe với giá khoảng 1.200 USD và nhét tiền vào con gấu bông của con gái để cất giữ an toàn.

Đến những năm 1900, sự phấn khích ban đầu xung quanh việc nghiên cứu mRNA bắt đầu tan biến, từ hy vọng chuyển sang hoài nghi. Ý tưởng của nhà khoa học Katalin Karikó rằng mRNA có thể được sử dụng nhằm chống lại bệnh tật được coi là quá cấp tiến và có quá nhiều rủi ro về mặt tài chính để tài trợ. Do đó, bà không nhận được những khoản tài trợ của chính phủ hay của công ty.

Katalin Karikó nộp đơn xin trợ cấp này đến trợ cấp khác cho nghiên cứu trên công nghệ mRNA, nhưng liên tiếp bị từ chối. Đến năm 1995, bà bị giáng chức khỏi vị trí của mình tại ĐH Pennsylvania, sau 6 năm làm giảng viên tại đây. Cùng lúc đó, bi kịch lại xảy ra khi nhà khoa học nữ này nhận được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

Trong lúc đó, chồng bà cũng bị mắc kẹt ở Hungary vì vấn đề thị thực. Khó khăn trong cuộc sống, công việc và vấn đề sức khỏe liên tiếp xảy ra với bà Katalin Kariko vào thời điểm đó.

"Tôi từng nghĩ có lẽ mình không đủ giỏi, không đủ thông minh. Tôi đã cố gắng tưởng tượng rằng mọi thứ đều đã sẵn sàng và tôi chỉ việc thực hiện thí nghiệm để có kết quả tốt hơn mà thôi", bà Karikó chia sẻ trong dịp tới Việt Nam vào đầu 2021 để nhận giải thưởng của VinFuture. Nữ GS chia sẻ khi đối diện với nghịch cảnh, bà luôn tìm cách để vượt qua và suy nghĩ những gì có thể làm.

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 4.

GS Karikó và GS Weissman đã có hàng chục năm nghiên cứu về công nghệ mRNA. Ảnh: CNN

GS Karikó và GS Weissman tình cờ gặp nhau vào cuối những năm 1990 khi đang sao chụp các tài liệu nghiên cứu. Kể từ đó hai nhà khoa học làm việc cùng với nhau. Đến năm 2005, hai nhà khoa học công bố một khám phá quan trọng. Đó là mRNA có thể được thay đổi và đưa vào cơ thể một cách hiệu quả nhằm kích hoạt hệ thống miễn dịch. Vaccine dựa trên công nghệ mRNA đã tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, bao gồm lượng kháng thể cao có thể tấn công một bệnh truyền nhiễm cụ thể mà trước đó chưa từng gặp phải.

Vaccine mRNA giống như một bản hướng dẫn được mã hóa, cho phép các tế bào tự sản sinh protein virus. GS Weissman và GS Karikó cho rằng cơ chế này mô phỏng bệnh dịch tốt hơn, đồng thời tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với các loại vaccine truyền thống.

Công trình nghiên cứu giúp cứu sống hàng tỷ người trên thế giới

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 5.

GS Karikó và GS Weissman vừa đoạt giải Nobel Y sinh 2023 với công trình nghiên cứu về vaccine mRNA ngừa Covid-19. Ảnh: Magyarnemzet

Khám phá về mRNA được mô tả trong những bài báo khoa học bắt đầu từ năm 2005, dù phần lớn không mấy người quan tâm. Tuy nhiên, sau đó, nghiên cứu bền bỉ của GS Weissman và GS Karikó đã đặt nền móng cho những phát triển cực kỳ quan trọng giúp phục vụ nhân loại trong đại dịch do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Công ty Moderna (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã nhanh chóng chú ý tới công trình này và đầu từ nghiên cứu vaccine mRNA nhằm ngăn ngừa các bệnh cúm và các mầm bệnh khác. Đến năm 2019, khi Covid-19 xuất hiện, chính công nghệ mRNA đã giúp phát triển loại vaccine giúp cứu sống hàng tỷ người trên thế giới.

Ông J. Larry Jameson, phó chủ tịch điều hành của ĐH Pennsylvania về hệ thống y tế, đồng thời là trưởng khoa của Trường Perelman, chia sẻ: "Cụm từ "Giải thưởng Nobel" gợi lên hình ảnh những cá nhân mà công việc của họ đã giúp thay đổi thế giới. 

Trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lớn nhất trong đời của chúng ta, các nhà phát triển vaccine đã dựa vào nghiên cứu của GS Weissman và GS Karikó, để cứu sống vô số sinh mạng và mở đường thoát khỏi đại dịch. Hiện nay, cách tiếp cận tương tự cũng đang được thử nghiệm đối với các bệnh khác. Hơn 15 năm sau khi hợp tác trong phòng thí nghiệm có tầm nhìn xa trông rộng, Karikó và Weissman đã để lại dấu ấn lâu dài trong y học".

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 6.

GS Katalin Karikó là đồng chủ nhân Giải thưởng chính của VinFuture năm 2021. Ảnh: VFP

Với công trình nghiên cứu về mRNA trong nhiều năm, Karikó và Weissman đã được công nhận với nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, bao gồm Giải thưởng Nghiên cứu Y học Lâm sàng Lasker-DeBakey, Giải thưởng Princess of Asturias, Giải thưởng Vilcek cho Sự xuất sắc trong Công nghệ Sinh học, Giải thưởng Breakthrough trong Khoa học Đời sống, Giải thưởng chính (Grand Prize) của VinFuture năm 2021 (Giải thưởng toàn cầu thường niên dành cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người)…

Viêc VinFuture vinh danh GS Karikó và GS Weissman trước Nobel 2 năm đã thể hiện tầm vóc và tầm nhìn của Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Trong một chia sẻ vào cuối tháng 6/2023, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những giải thưởng khoa học đến từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những giải thưởng có uy tín, vì sẽ thu hút sự chú ý không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.

 Bài viết tham khảo nguồn: Nobelprize, CNN, Pennmedicine

“Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 1. “Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 2. “Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 3. “Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 4. “Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 5. “Mẹ đẻ” công nghệ mRNA thắng giải 70 tỷ đồng từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đoạt Nobel 2023: “Tôi từng nghĩ mình không đủ thông minh” - Ảnh 6.

Viêc VinFuture vinh danh GS Karikó và GS Weissman trước Nobel 2 năm đã thể hiện tầm vóc và tầm nhìn của Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Trong một chia sẻ vào cuối tháng 6/2023, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những giải thưởng khoa học đến từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những giải thưởng có uy tín, vì sẽ thu hút sự chú ý không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Viêc VinFuture vinh danh GS Karikó và GS Weissman trước Nobel 2 năm đã thể hiện tầm vóc và tầm nhìn của Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Trong một chia sẻ vào cuối tháng 6/2023, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những giải thưởng khoa học đến từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những giải thưởng có uy tín, vì sẽ thu hút sự chú ý không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống