(Tổ Quốc) - Theo hãng CNN, khi công ty khởi nghiệp Renergen của Nam Phi mua quyền sản xuất và thăm dò một số cánh đồng cỏ gần Virginia, một thị trấn thuộc tỉnh Free State của đất nước, những người sáng lập đã hy vọng có thể tìm thấy trữ lượng khí đốt tự nhiên nhỏ trong các cuộc khai thác.
Ông Stefano Marani - Giám đốc điều hành công ty Renergen cho biết công ty đã nhận quyền khai thác mỏ khí đốt tự nhiên ở Virginia vào năm 2013 và bắt đầu thử nghiệm thành phần khí chảy ra từ hai ống khoan đã được lắp đặt nhiều năm trước để thăm dò khoáng sản. Những gì họ tìm thấy là nồng độ helium cao bất thường.
Khí heli có thể sử dụng trong một số ứng dụng thương mại. Khi ngưng tụ thành dạng lỏng, khí heli là thành phần làm mát thiết yếu được sử dụng trong sản xuất vi mạch và vận hành công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên, giá khí heli toàn cầu luôn biến động và nguồn cung cấp thất thường nên loại khí này chỉ sản xuất ở gần 10 quốc gia trên thế giới.
Đáng chú ý, công ty Renergen đã vô tình tìm trúng "mỏ vàng". Ngày nay, Renergen cho biết đã tìm thấy trữ lượng heli hơn 7 tỷ feet khối tại Dự án Khí đốt Virginia với trị giá hơn 4 tỷ USD và có tiềm năng lên tới 12 tỷ USD nếu tính thêm trữ lượng.
Ông Nick Mitchell, đại diện từ công ty Renergen nhấn mạnh chúng tôi ban đầu chỉ mong có thể xây dựng nhà máy điện khí quy mô nhỏ để mang đến cơ hội khai thác gần đó mà không hề biết về mức độ, quy mô lớn của mỏ heli này cho đến hiện tại.
Công ty cũng đã sản xuất thành công khí heli dạng lỏng tại nhà máy lần đầu tiên vào tháng 1/2023. Renergen đang hy vọng sẽ bắt đầu hoạt động thương mại trong tháng tới, có thể chiết xuất heli cùng với khí tự nhiên, sau đó xử lý và phân phối cho khách hàng, giống như cách làm của Linde, một công ty kỹ thuật toàn cầu.
"Dấu chân mới"
Điều khiến trữ lượng khí đốt tự nhiên của công ty Renergen trở nên đặc biệt là nồng độ heli cao bất thường. Ông Marani cho biết trung bình nồng độ heli là 3%, và ở một số nơi loại khí này có thể lên tới 12%. Trong khi đó, theo Cơ quan Quản lý Đất đai Mỹ, nước này - với tư cách là nhà cung cấp khí heli lớn nhất thế giới thường giữ nồng độ khí heli trung bình khoảng 0,35% và Qatar, một nước lớn khác, trung bình chỉ khoảng 0,04%.
Theo chuyên gia Chris Ballentine từ Đại học Oxford của Anh, nồng độ như vậy có nghĩa là lượng khí heli của công ty Renergen có thể trở nên thân thiện với môi trường hơn. Nhìn chung, heli nên được sản xuất như một sản phẩm phụ của khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) – một hỗn hợp khí chủ yếu là metan. Ở nồng độ nhất định (thường là khoảng 0,3%) thì việc chiết xuất heli mới trở nên có giá trị kinh tế.
Chuyên gia Chris Ballentine cũng hy vọng ngành công nghiệp này sẽ ngừng sản xuất heli từ LNG và nên sử dụng các nguồn từ mỏ khí heli cùng với nitơ.
"Chúng tôi là nhà sản xuất khí heli với chi phí thấp hơn nhiều so với hầu hết các công ty khác ngoài kia. Công ty khoan giếng rất nông, có thể ở độ sâu khoảng 1.000 đến 1.500 feet – chi phí thấp, diện tích nhỏ – và sau đó khí tự nhiên thoát ra ngoài", ông Marani nói.
Nguồn cung từ châu Phi
Ông Ballentine nhận định với việc nguồn cung cấp khí heli toàn cầu thường xuyên bị gián đoạn, "một người chơi mới" ở một khu vực địa lý khác sẽ rất được chào đón.
"Chúng tôi hiện đang gặp khủng hoảng về nguồn cung vì chỉ có một số điểm cung cấp hạn chế. Nguồn cung từ Renergen chắc chắn sẽ giảm bớt áp lực đó", ông Ballentine nói.
Hiện tại, khí heli chưa được sản xuất ở Châu Phi – các mỏ khí giàu heli đã có tại Tanzania nhưng chưa được sản xuất thương mại. Ông Marani cũng lưu ý rằng dự án khí đốt của công ty Renergen đã được chính phủ Nam Phi chỉ định là "dự án tích hợp chiến lược", giúp đẩy nhanh quá trình phê duyệt theo quy định.
Và theo chuyên gia Mitchell, "dự án giai đoạn một" của Renergen, một dự án thí điểm nhỏ do chính phủ Mỹ tài trợ, sẽ sản xuất khoảng 350 kg khí heli mỗi ngày – đủ đáp ứng mọi yêu cầu của Nam Phi và vẫn còn dư thừa.
Trong khi đó, "Dự án giai đoạn hai", dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2027 và đã nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ và Ngân hàng Standard của Nam Phi. Ước tính, dự án giai đoạn hai có thể sẽ tăng sản lượng khí heli lên 4,2 tấn mỗi ngày – sản xuất khoảng từ 6% đến 8% tổng sản lượng. Khi thị trường khí heli toàn cầu được có thể đạt được hơn 6 tỷ USD vào năm 2027 thì nguồn lợi nhuận cũng tạo ra đáng kể.
Vào tháng 12, công ty này đã thông báo đã bán 5,5% cổ phần của Tetra4, công ty con của Renergen sở hữu và vận hành Dự án Khí đốt Virginia cho Quỹ Năng lượng Mahlako và Third Way Investment, hai công ty quản lý đầu tư có trụ sở tại ở Johannesburg với giá 550 triệu rand (29 triệu USD).
Công ty cũng có kế hoạch tăng thêm vốn chủ sở hữu thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên thị trường chứng khoán Nasdaq ở Mỹ. Cổ phiếu của Renergen hiện đã niêm yết ở Nam Phi và Úc.
"Việc xây dựng sự tự tin sẽ mất một thời gian rất dài, tôi không hề ảo tưởng về điều đó. Tôi tin rằng việc phát hiện ra khí heli là bước đầu tiên trong quá trình đó", ông Marani nhấn mạnh./.
Ông Stefano Marani - Giám đốc điều hành công ty Renergen cho biết công ty đã nhận quyền khai thác mỏ khí đốt tự nhiên ở Virginia vào năm 2013 và bắt đầu thử nghiệm thành phần khí chảy ra từ hai ống khoan đã được lắp đặt nhiều năm trước để thăm dò khoáng sản. Những gì họ tìm thấy là nồng độ helium cao bất thường.
Khí heli có thể sử dụng trong một số ứng dụng thương mại. Khi ngưng tụ thành dạng lỏng, khí heli là thành phần làm mát thiết yếu được sử dụng trong sản xuất vi mạch và vận hành công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên, giá khí heli toàn cầu luôn biến động và nguồn cung cấp thất thường nên loại khí này chỉ sản xuất ở gần 10 quốc gia trên thế giới.
Đáng chú ý, công ty Renergen đã vô tình tìm trúng "mỏ vàng". Ngày nay, Renergen cho biết đã tìm thấy trữ lượng heli hơn 7 tỷ feet khối tại Dự án Khí đốt Virginia với trị giá hơn 4 tỷ USD và có tiềm năng lên tới 12 tỷ USD nếu tính thêm trữ lượng.
Ông Nick Mitchell, đại diện từ công ty Renergen nhấn mạnh chúng tôi ban đầu chỉ mong có thể xây dựng nhà máy điện khí quy mô nhỏ để mang đến cơ hội khai thác gần đó mà không hề biết về mức độ, quy mô lớn của mỏ heli này cho đến hiện tại.
Công ty cũng đã sản xuất thành công khí heli dạng lỏng tại nhà máy lần đầu tiên vào tháng 1/2023. Renergen đang hy vọng sẽ bắt đầu hoạt động thương mại trong tháng tới, có thể chiết xuất heli cùng với khí tự nhiên, sau đó xử lý và phân phối cho khách hàng, giống như cách làm của Linde, một công ty kỹ thuật toàn cầu.
"Dấu chân mới"
Điều khiến trữ lượng khí đốt tự nhiên của công ty Renergen trở nên đặc biệt là nồng độ heli cao bất thường. Ông Marani cho biết trung bình nồng độ heli là 3%, và ở một số nơi loại khí này có thể lên tới 12%. Trong khi đó, theo Cơ quan Quản lý Đất đai Mỹ, nước này - với tư cách là nhà cung cấp khí heli lớn nhất thế giới thường giữ nồng độ khí heli trung bình khoảng 0,35% và Qatar, một nước lớn khác, trung bình chỉ khoảng 0,04%.
Theo chuyên gia Chris Ballentine từ Đại học Oxford của Anh, nồng độ như vậy có nghĩa là lượng khí heli của công ty Renergen có thể trở nên thân thiện với môi trường hơn. Nhìn chung, heli nên được sản xuất như một sản phẩm phụ của khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) – một hỗn hợp khí chủ yếu là metan. Ở nồng độ nhất định (thường là khoảng 0,3%) thì việc chiết xuất heli mới trở nên có giá trị kinh tế.
Chuyên gia Chris Ballentine cũng hy vọng ngành công nghiệp này sẽ ngừng sản xuất heli từ LNG và nên sử dụng các nguồn từ mỏ khí heli cùng với nitơ.
"Chúng tôi là nhà sản xuất khí heli với chi phí thấp hơn nhiều so với hầu hết các công ty khác ngoài kia. Công ty khoan giếng rất nông, có thể ở độ sâu khoảng 1.000 đến 1.500 feet – chi phí thấp, diện tích nhỏ – và sau đó khí tự nhiên thoát ra ngoài", ông Marani nói.
Nguồn cung từ châu Phi
Ông Ballentine nhận định với việc nguồn cung cấp khí heli toàn cầu thường xuyên bị gián đoạn, "một người chơi mới" ở một khu vực địa lý khác sẽ rất được chào đón.
"Chúng tôi hiện đang gặp khủng hoảng về nguồn cung vì chỉ có một số điểm cung cấp hạn chế. Nguồn cung từ Renergen chắc chắn sẽ giảm bớt áp lực đó", ông Ballentine nói.
Hiện tại, khí heli chưa được sản xuất ở Châu Phi – các mỏ khí giàu heli đã có tại Tanzania nhưng chưa được sản xuất thương mại. Ông Marani cũng lưu ý rằng dự án khí đốt của công ty Renergen đã được chính phủ Nam Phi chỉ định là "dự án tích hợp chiến lược", giúp đẩy nhanh quá trình phê duyệt theo quy định.
Và theo chuyên gia Mitchell, "dự án giai đoạn một" của Renergen, một dự án thí điểm nhỏ do chính phủ Mỹ tài trợ, sẽ sản xuất khoảng 350 kg khí heli mỗi ngày – đủ đáp ứng mọi yêu cầu của Nam Phi và vẫn còn dư thừa.
Trong khi đó, "Dự án giai đoạn hai", dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2027 và đã nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ và Ngân hàng Standard của Nam Phi. Ước tính, dự án giai đoạn hai có thể sẽ tăng sản lượng khí heli lên 4,2 tấn mỗi ngày – sản xuất khoảng từ 6% đến 8% tổng sản lượng. Khi thị trường khí heli toàn cầu được có thể đạt được hơn 6 tỷ USD vào năm 2027 thì nguồn lợi nhuận cũng tạo ra đáng kể.
Vào tháng 12, công ty này đã thông báo đã bán 5,5% cổ phần của Tetra4, công ty con của Renergen sở hữu và vận hành Dự án Khí đốt Virginia cho Quỹ Năng lượng Mahlako và Third Way Investment, hai công ty quản lý đầu tư có trụ sở tại ở Johannesburg với giá 550 triệu rand (29 triệu USD).
Công ty cũng có kế hoạch tăng thêm vốn chủ sở hữu thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên thị trường chứng khoán Nasdaq ở Mỹ. Cổ phiếu của Renergen hiện đã niêm yết ở Nam Phi và Úc.
"Việc xây dựng sự tự tin sẽ mất một thời gian rất dài, tôi không hề ảo tưởng về điều đó. Tôi tin rằng việc phát hiện ra khí heli là bước đầu tiên trong quá trình đó", ông Marani nhấn mạnh./.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống