Được biết, công nghệ lọc siêu tinh khiết dựa trên nền tảng CDI do ông Đỗ Hữu Quyết sáng chế là công nghệ có ý nghĩa cho ngành sản xuất, ứng dụng cho ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí nghiệm (chuẩn bị mẫu) và các ứng dụng thực tiễn khác.
Công nghệ này vừa chính thức được công bố tại Báo cáo khoa học “Phát triển và tự chủ công nghệ nước siêu tinh khiết – Hành trình khởi nghiệp”, được tổ chữ tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Theo đó, công nghệ lọc siêu tinh khiết này tạo ra nước đầu ra có chất lượng nước tốt và ổn định, lưu lượng cao với chi phí đầu tư và vận hành thấp. Cụ thể, sản phẩm có độ dẫn điện nước dưới < 0.1 µS/cm, lưu lượng nước 40 lít/giờ và công suất điện 200W.
Tham gia tại Hội thảo, PGS Huỳnh Đăng Chính - Phó Hiệu Trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Sản phẩm là kết quả của quá trình nguyên cứu của Đỗ Hữu Quyết và cho thấy được nền tảng kĩ thuật chuyên môn về vật lý rất tốt. Sản phẩm có lõi công nghệ mang tính ứng dụng cao, phù hợp cả về gia dụng lẫn sử dụng cho công nghiệp, cho các hoạt động thí nghiệm.
Được biết , công nghệ lọc nước của Đỗ Hữu Quyết đã tích hợp được hầu như mọi ưu điểm của các công nghệ lọc nước đang có hiện nay lên trên thị trường. Sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội như: Hàm lượng của các ion, các chỉ số PH, màu, mùi, độ dẫn và đặc biệt là liên quan đến năng lượng tiêu thụ để sử dụng thiết bị và linh kiện thiết bị để thay thế về sau... "Theo đánh giá của chúng tôi, những sản phẩm tốt như thế này không chỉ nên ứng dụng rộng rãi trong nước mà có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài." PGS Huỳnh Đăng Chính nhận định.
Với sản phẩm này, Trường đại học Bách Khoa quan tâm ở ba điểm:
Thứ nhất là chúng tôi hiểu rõ về ưu điểm của sản phẩm, đánh giá rất cao, thời gian tới sẽ trực tiếp sử dụng và giới thiệu cho các đối tác của trường.
Thứ hai, Đại học Bách Khoa là một môi trường khoa học công nghệ nên rất hiểu những xu thế phát triển tiếp theo của công nghệ này, nhà trường sẽ hợp tác sâu cùng Đỗ Hữu Quyết trong thời gian tới để công nghệ này phát triển rộng rãi.
Thứ ba, nhà trường luôn ủng hộ những dự án startup về công nghệ mang tính ứng dụng cao. Làm sao để những dự án như thế này thu hút được nhiều sinh viên giỏi, tài năng cùng tham gia vào thông qua những hình thức tài trợ cho nghiên cứu, hoặc nhà trường có quỹ BK-Fund để hỗ trợ cho những doanh nghiệp liên quan đến khởi nghiệp công nghệ.
So với nhiều sản phẩm nhập khẩu cùng tính năng trên thị trường, nước siêu tinh khiết được công bố lần này ít tạp hơn “máy nước cất 2 lần” do lọc tốt các chất dạng khí, máy có công suất máy hoạt động gấp 10 lần, khả năng tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường gấp khoảng 20 lần. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn với nền khoa học và với ngành máy lọc nước, đặc biệt là cùng xây nền móng cho việc doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển và nghiên cứu, tự chủ về công nghệ.
Quan trọng hơn, công nghệ mới đã giải quyết vấn đề chi phí cho nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và người dùng: thay vì bỏ ra 300, 400 triệu đồng cho một thiết bị ngoại nhập, con số này giảm chỉ còn chưa đến một nửa.
Song song đó, ông Đỗ Hữu Quyết và doanh nghiệp Maxdream vẫn đang tài trợ thiết bị máy lọc ứng dụng công nghệ CDI đến các trường ĐH trên thế giới, mà sắp tới đây là trường ĐH LUT tại Phần Lan – trường xếp hạng trong số 11 trường đại học nhỏ hàng đầu trong bảng xếp hạng của Times Higher Education (THE).
“Trong hoạt động khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, tôi muốn đi cùng mọi người. Bằng việc tài trợ trang thiết bị nghiên cứu, tôi muốn chung tay giúp cộng đồng nghiên cứu ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới đi nhanh, mạnh và cùng nhau phát triển. Các hoạt động hỗ trợ như vậy sẽ tạo hiệu ứng tích cực tác động đến nhà nghiên cứu, nhà khoa học, thông qua đó tác động đến nhà sản xuất, doanh nghiệp, các thế hệ thầy cô, sinh viên,… cùng nhau phát triển và thành công.” – Ông Đỗ Hữu Quyết, giám đốc Công ty CP Maxdream cho biết.
Có thể nói, xuyên suốt hành trình đến với khoa học của mình, điều mà ông Quyết cũng như Maxdream hướng đến là giải pháp vì môi sinh – “Nước – Ánh sáng – Không khí” – Thông qua sản phẩm công nghệ được nghiên cứu phát triển bởi người Việt, và với sự chung tay góp sức của cộng đồng, vì môi sinh tốt đẹp hơn.
Đặc biệt, hoạt động lần này còn nằm trong dịp kỉ niệm 66 năm ngày Thành lập trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (15/10/1956 - 15/10/2022). Hy vọng trở lại của cựu sinh viên Đỗ Hữu Quyết với vai trò là nhà khoa học, tiến sĩ có những thành công nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu, doanh nhân khởi nghiệp là nguồn cảm hứng cho các thế hệ sinh viên, nhà khoa học kế cận.
Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống