Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo

 

(Tổ Quốc) - Bạn có biết những điều giúp bao bì của các gói snack (bim bim) trở nên tuyệt vời với người tiêu dùng cũng là thứ khiến chúng trở nên nguy hại với môi trường hay không?

Các bao bì loại này bền, nhẹ, được sản xuất với giá rẻ để không làm tăng đáng kể chi phí sản phẩm.

Tuy nhiên mỗi năm hàng nghìn tỷ bao bì loại này kết thúc vòng đời của chúng tại các bãi chôn lấp rác chứ không được tái chế.

Lý do là vì chúng được chế tạo từ 5 đến 6 loại vật liệu khác nhau bao gồm nhựa, kim loại... nên việc phân tách và tái chế chúng được cho là không thể về mặt kỹ thuật.

Việc loại bao bì này hiện diện trong phần lớn rác thải cũng gây thêm căng thẳng cho những người thu gom rác, vì không có "phần thưởng" nào cho họ khi phân loại.

Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 1.

Tuy nhiên Ashaya, 1 công ty có trụ sở tại Ấn Độ đã dành 2 năm qua để tìm cách giải quyết vấn đề rác thải bao bì.

Và họ đã đi đến một giải pháp độc đáo, biến loại rác tưởng chừng vô giá trị này thành những hạt nhỏ để sau đó được đúc thành gọng kính.

Và "Without rSunglasses", chiếc kính mát (râm) đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) trên thế giới được làm từ bao bì của gói snack.

Trông giống hệt những chiếc kính mát sành điệu mà bạn đang đeo, nhưng Without rSunglasses được sản xuất không có nhựa nguyên chất và có nghĩa là không gây hại cho môi trường.

Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 2.

Mỗi gọng kính có chứa tối đa 5 bao bì gói snack được những người thu gom của Ashaya  lấy về từ các bãi rác của thành phố Pune, đưa đến phòng thí nghiệm để xử lý chúng thành hạt trước khi đổ khuôn.

Nặng 25 gram, Without rSunglasses  có khả năng chống tia UV và việc sử dụng vật liệu hỗn hợp kể trên được cho là còn khiến gọng kính bền hơn.

Kính cũng được bổ sung một mã QR ở mặt bên để chủ sở hữu biết có bao nhiêu bao bì đã được sử dụng để tạo và ai đã thu thập chúng.

Nhờ mô hình kinh doanh độc đáo của Ashaya, những người nhặt rác tự do trước đây đang dần trở thành người lao động hợp đồng.

Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 3.

Ông Anish Malpani, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Ashaya nhấn mạnh:

"Những người nhặt rác là trụ cột của ngành tái chế ở Ấn Độ... nhưng họ làm việc không hợp đồng, không đồ bảo hộ, không bảo hiểm y tế, trong khi chỉ kiếm được những khoản tiền nhỏ vào cuối ngày dựa trên những vật liệu mà họ gặp phải.

Ở đây, thu gom rác cũng là một nghề mang tính thế hệ. Một khi bạn là người nhặt rác, khả năng cao là con bạn cũng sẽ trở thành người nhặt rác.

Sứ mệnh của chúng tôi là nâng cao giá trị của rác và phân phối lại giá trị đó một cách công bằng cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là những người bị bóc lột nhiều nhất - Những người nhặt rác.

Tất cả để đưa họ vĩnh viễn thoát khỏi vòng đói nghèo, đồng thời làm cho hành tinh của chúng ta tốt đẹp hơn".

Được biết mỗi cặp kính Without rSunglasses hiện đang được bán với giá 1.099 Rupee tại Ấn Độ (khoảng 309 nghìn đồng).

Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 4.


Hoài Giang

Các bao bì loại này bền, nhẹ, được sản xuất với giá rẻ để không làm tăng đáng kể chi phí sản phẩm.

Tuy nhiên mỗi năm hàng nghìn tỷ bao bì loại này kết thúc vòng đời của chúng tại các bãi chôn lấp rác chứ không được tái chế.

Lý do là vì chúng được chế tạo từ 5 đến 6 loại vật liệu khác nhau bao gồm nhựa, kim loại... nên việc phân tách và tái chế chúng được cho là không thể về mặt kỹ thuật.

Việc loại bao bì này hiện diện trong phần lớn rác thải cũng gây thêm căng thẳng cho những người thu gom rác, vì không có "phần thưởng" nào cho họ khi phân loại.

Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 1.

Tuy nhiên Ashaya, 1 công ty có trụ sở tại Ấn Độ đã dành 2 năm qua để tìm cách giải quyết vấn đề rác thải bao bì.

Và họ đã đi đến một giải pháp độc đáo, biến loại rác tưởng chừng vô giá trị này thành những hạt nhỏ để sau đó được đúc thành gọng kính.

Và "Without rSunglasses", chiếc kính mát (râm) đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) trên thế giới được làm từ bao bì của gói snack.

Trông giống hệt những chiếc kính mát sành điệu mà bạn đang đeo, nhưng Without rSunglasses được sản xuất không có nhựa nguyên chất và có nghĩa là không gây hại cho môi trường.

Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 2.

Mỗi gọng kính có chứa tối đa 5 bao bì gói snack được những người thu gom của Ashaya  lấy về từ các bãi rác của thành phố Pune, đưa đến phòng thí nghiệm để xử lý chúng thành hạt trước khi đổ khuôn.

Nặng 25 gram, Without rSunglasses  có khả năng chống tia UV và việc sử dụng vật liệu hỗn hợp kể trên được cho là còn khiến gọng kính bền hơn.

Kính cũng được bổ sung một mã QR ở mặt bên để chủ sở hữu biết có bao nhiêu bao bì đã được sử dụng để tạo và ai đã thu thập chúng.

Nhờ mô hình kinh doanh độc đáo của Ashaya, những người nhặt rác tự do trước đây đang dần trở thành người lao động hợp đồng.

Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 3.

Ông Anish Malpani, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Ashaya nhấn mạnh:

"Những người nhặt rác là trụ cột của ngành tái chế ở Ấn Độ... nhưng họ làm việc không hợp đồng, không đồ bảo hộ, không bảo hiểm y tế, trong khi chỉ kiếm được những khoản tiền nhỏ vào cuối ngày dựa trên những vật liệu mà họ gặp phải.

Ở đây, thu gom rác cũng là một nghề mang tính thế hệ. Một khi bạn là người nhặt rác, khả năng cao là con bạn cũng sẽ trở thành người nhặt rác.

Sứ mệnh của chúng tôi là nâng cao giá trị của rác và phân phối lại giá trị đó một cách công bằng cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là những người bị bóc lột nhiều nhất - Những người nhặt rác.

Tất cả để đưa họ vĩnh viễn thoát khỏi vòng đói nghèo, đồng thời làm cho hành tinh của chúng ta tốt đẹp hơn".

Được biết mỗi cặp kính Without rSunglasses hiện đang được bán với giá 1.099 Rupee tại Ấn Độ (khoảng 309 nghìn đồng).

Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 4.


Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 1. Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 2. Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 3. Tin được không, cặp kính sành điệu này vừa bảo vệ môi trường vừa giúp giảm đói nghèo - Ảnh 4.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống