Tuy nhiên báo cáo mới nhất cho thấy Apple vẫn chưa thể nhận tin vui từ Indonesia khi quốc gia này vẫn cấm bán iPhone 16. Đáng chú ý, hành động của Indonesia diễn ra ngay cả khi Apple đã đề xuất đầu tư 1 tỷ USD và thậm chí xây dựng một nhà máy sản xuất trên đảo Batam.
Vì sao Indonesia cấm bán iPhone 16?
Lệnh cấm iPhone 16 bắt nguồn từ việc chính phủ Indonesia cáo buộc Apple không đạt được mục tiêu đầu tư đã hứa. Để khắc phục tình hình, Apple đã đề xuất một kế hoạch đầu tư trị giá 10 triệu USD nhưng sau đó đã bị từ chối. Điều này buộc công ty Mỹ tiếp tục đưa ra một lời đề nghị khác trị giá 100 USD, tức gấp 10 lần so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, khoản đầu tư này cũng không đủ thuyết phục lãnh đạo Indonesia.
Thậm chí, dù đã đề xuất đầu tư 1 tỷ USD và thành lập nhà máy sản xuất, lệnh cấm vẫn được duy trì. Dường như mọi thứ bắt nguồn từ việc chính phủ Indonesia đã điều chỉnh các yêu cầu của mình khi buộc Apple phải thành lập một nhà máy sản xuất các bộ phận của iPhone 16 tại nước này.
Bộ trưởng Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết, lời đề nghị sản xuất AirTag tại Indonesia của Apple “không được tính là bộ phận iPhone được sản xuất tại địa phương”. Ông nhấn mạnh rằng chính phủ “sẽ chỉ tính các bộ phận điện thoại”.
Có vẻ như chính phủ Indonesia đang quyết tâm đảm bảo cam kết mạnh mẽ hơn từ Apple trước khi tạo điều kiện cho công ty đến từ Mỹ có chỗ đứng vững chắc tại quốc gia Đông Nam Á này và đóng góp cho nền kinh tế địa phương. Hiện tại, người hâm mộ iPhone tại Indonesia vẫn phải bay ra nước ngoài để mua sản phẩm, với điểm đến gần nhất là Singapore.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống