Theo BGR, điều này đạt được nhờ vào công nghệ laser đã được sử dụng để sản xuất tấm nền OLED cho thiết bị di động. Mặc dù màn hình iPhone khá bền nhưng tai nạn vẫn có thể xảy ra dẫn đến hư hỏng hoặc trục trặc trong quá trình sử dụng.
Để khắc phục sự cố, người dùng thường phải sử dụng các dịch vụ sửa chữa màn hình, với chi phí có thể lên đến 329 USD nếu không có AppleCare+, tương đương khoảng 1/3 chi phí một chiếc iPhone 14 Pro. Đó là chưa kể dữ liệu điện thoại có thể bị xóa sạch nếu chưa thực hiện sao lưu.
Giờ đây, công nghệ sửa chữa màn hình OLED dựa trên laser vừa được phát triển sẽ giúp giải quyết vấn đề trở nên dễ dàng hơn. Nó có thể khắc phục các đường sọc xuất hiện trên màn hình OLED - một loại sự cố khá phổ biến và thường yêu cầu phải thay thế toàn bộ màn hình vốn rất tốn kém cho dù là iPhone hay thiết bị Android.
Máy laser có thể loại bỏ các đường kẻ bằng cách khắc phục các dấu vết vô hình bên trong tấm nền OLED và khôi phục dòng điện. Máy có thể thực hiện sửa chữa màn hình iPhone mà không cần tháo hoặc thậm chí không cần tắt màn hình. Bằng cách này, người sửa màn hình sẽ biết ngay liệu họ có thể truy xuất lại những đường nhỏ đó hay không.
Quá trình này nhanh và dẫn đến công việc sửa chữa màn hình iPhone rẻ hơn đáng kể. Hầu hết mọi người có thể không phải thay màn hình mới và các cửa hàng có thể tăng số lượng công việc sửa chữa được thực hiện trong mỗi ngày.
Mặc dù vậy, việc sửa chữa màn hình OLED dựa trên tia laser không phải luôn hoàn hảo. Nó không hoạt động nếu lớp kính bao phủ bảng điều khiển OLED bị vỡ cũng như màn hình gặp vấn đề với nước. Quan trọng hơn, một trong những chiếc máy này sẽ có giá khoảng 12.000 USD - một khoản đầu tư lớn đối với bất kỳ cửa hàng sửa chữa nào.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Apple có sử dụng công nghệ sửa chữa màn hình iPhone bằng máy laser hay không, hoặc Apple có hỗ trợ cho các đối tác được ủy quyền hay không.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống