Tính năng Remote Desktop Protocol (RPD) được tích hợp trên hệ điều hành Windows kể từ phiên bản Windows XP Pro. Tính năng này cho phép người dùng có thể dễ dàng kết nối và điều khiển một máy tính hoặc một thiết bị khác từ xa.
Trong các bài viết trước Quản trị mạng đã hướng dẫn bạn cách kích hoạt và sử dụng Remote Desktop trên Windows 7, 8... Trong bài viết dưới đây Quản trị mạng sẽ hướng dẫn bạn cách kích hoạt và sử dụng Remote Desktop trên máy tính Windows 10.
1. Kích hoạt Remote Desktop trên máy tính Windows 10
Theo mặc định tính năng Remote Desktop Protocol trên Windows 10 bị vô hiệu hóa, do đó bạn phải kích hoạt tính năng này.
Đầu tiên nhập vào khung Search từ khóa remote settings sau đó chọn Allow remote access to your computer từ danh sách kết quả tìm kiếm.
Lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ System Properties, tại đây bạn chuyển qua thẻ Remote và chọn Allow remote connections to this computer, sau đó đánh tích chọn mục Network Level Authentication để đảm bảo vấn đề bảo mật an toàn hơn.
Cuối cùng click chọn OK.
Lúc này Remote Desktop Protocol trên máy tính Windows 10 của bạn đã được kích hoạt.
2. Điều khiển máy tính Windows 10 từ xa
Có rất nhiều cách để kết nối máy tính của bạn với một máy tính từ xa khác. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng Remote Desktop truyền thống hoặc ứng dụng Remote Desktop universal.
Bạn có thể tải ứng dụng này từ Store. Khi sử dụng ứng dụng Remote Desktop bạn có thể áp dụng trên cả nền tảng iOS và Android.
Tải Remote Desktop về máy và cài đặt tại đây.
Lưu ý:
Nếu có nhiều máy tính và thiết bị trên Home Network, bạn có thể sử dụng tiện ích Advanced IP Scanner để tìm địa chỉ IP máy tính trên Home Network.
Khởi chạy ứng dụng sau đó nhập tên máy tính hoặc thiết bị, bạn có thể sử dụng Host name (tên miền) hoặc địa chỉ IP sau đó chọn Connect.
Tiếp theo nhập username (tên người dùng) và password (mật khẩu) của máy tính mà bạn đang kết nối đến.
Ngoài ra nếu thường xuyên kết nối từ xa đến máy tính đó bạn có thể đánh tích vào tùy chọn Remember your credentials.
Nếu nhận được thông báo về vấn đề bảo mật, click chọn Connect anyway và đánh tích vào hộp checkbox tùy chọn Don't ask me again for connections to this PC.
Bây giờ bạn có thể sử dụng Remote Desktop để cấu hình, hỗ trợ điều khiển từ xa,...
Ngoài ra bạn có thể truy cập Settings => Connection settings trên ứng dụng Remote Desktop và thiết lập, tùy chỉnh thiết bị, giao diện....
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Chúc các bạn thành công!
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống